DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
songlamemdem (490)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
123break (218)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
dien dan tc3 (140)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
tieuzai9x (118)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
gabong (99)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
ButXiTin (90)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
bolide (88)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
sen_bo_hung (87)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
bunleo (85)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
linhtinh (84)
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_lcapHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Voting_barHãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Vote_rcap 
Latest topics
» Hình ảnh họp mặt chơi tết 12A3
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby songlamemdem Thu 01 Mar 2012, 9:06 pm

» [Show] Ảnh thành viên
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby songlamemdem Tue 28 Feb 2012, 9:10 pm

» đại học công nghiệp tuyển sinh liên thông ngành kế toán năm 2012
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby tuyensinh.net Thu 23 Feb 2012, 9:30 am

» MẪU HỒ SƠ DỰ THI ĐH-CĐ HOÀN CHỈNH
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby hoasua Mon 20 Feb 2012, 7:27 pm

» [Hình ảnh] Thanh chương 3 97/2000 hop lần đâu
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby tutue*** Mon 20 Feb 2012, 3:54 pm

» Mình chia tay rồi mà em
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby hoangtumayman Thu 16 Feb 2012, 5:37 pm

» Game cho điện thoại di động, trúng thưởng lớn
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby queenbe Thu 16 Feb 2012, 11:33 am

» Phần mềm chat cho ĐTDĐ-siêu rẻ, siêu tiện ích, kết nối Yh
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby queenbe Thu 16 Feb 2012, 10:30 am

» Thành viên tự giới thiệu!!!
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby tai12b Tue 14 Feb 2012, 8:39 am

» Hankiem.com - Webgame kiếm hiệp nhập vai hot nhất 2012 - alphatest 15/2/2012
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby hankiem Tue 14 Feb 2012, 2:29 am

» học bổng-du học
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby khoaimai Sun 12 Feb 2012, 8:29 pm

» Kêu gọi ủng hộ diễn đàn gia hạn tên miền
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby songlamemdem Tue 07 Feb 2012, 7:58 am

» anh em nào muốn gia nhập vào hội độc thân đăng ký
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby bunleo Mon 06 Feb 2012, 8:27 pm

» Tuyển sinh năm 2012 của Trường trung cấp Đại Việt Tp.HCM
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby linhnguyenpy255 Thu 02 Feb 2012, 3:22 pm

» Bảng điện tử tra cứu Những điều cần biết tuyển sinh ĐH-CĐ
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Emptyby songlamemdem Thu 02 Feb 2012, 2:03 pm


 

 Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!

Go down 
+3
giangcute
quangngoc570
songlamemdem
7 posters
Tác giảThông điệp
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 2:52 pm

18 tuổi, bước chân vào mái trường Thủy lợi tuổi trẻ tràn đầy sức sống ước mơ.Nhưng những ước mơ có thành hiện thực với Nguyễn Văn Toán lớp 49B? Câu chuyện xảy ra khi Toán mới nhập trường vài tháng….Mời bạn đọc cùng theo dõi số phận đặc biệt của bạn sinh viên trẻ qua tự truyện Những ngọn đèn trước gió.
Gia đình Thủy lợi hãy cùng chia sẻ để bạn có thêm nghị lực vượt qua những thử thách trong cuộc sống và học tập. Mọi sự thăm hỏi, động viên, ủng hộ bạn Nguyễn Văn Toán liên hệ:
- Nguyễn Văn Toán - Viện Bạch cầu ĐT: 035 03723850 - 0168 961 5523
- Ông Tiến – Đội 14 – Nghĩa Thành – Nghĩa Hưng- Nam Định
- Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên - Trường Đại học Thủy lợi


Kỳ 1: Thời sinh viên ngắn ngủi

Nhập trường
Ngày nhập trường, anh cả đưa tôi đến làm những thủ tục cần thiết, trường Đại học Thủy lợi thật là đẹp. Trước cổng trường là công viên cây xanh, đi sâu vào bên trong là sân bóng đá với mặt cỏ nhân tạo rồi sân quần vợt, bể bơi. Đi một vòng quanh ngôi trường mà tôi thấy mỏi nhừ cả chân.
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! 211683
Nguyễn Văn Toán cùng mẹ những ngày điều trị - Ảnh Báo Tiền Phong
Buổi học đầu tiên, chúng tôi được tìm hiểu về ngành học của mình. Lớp tôi có bảy mươi người nhưng chỉ có bốn bạn nữ, có lẽ vì khoa tôi đang theo học là Khoa Kỹ thuật bờ biển, nó phù hợp với các bạn nam hơn.

Nhìn bản danh sách lớp tôi thấy đông nhất là các bạn quê ở Thanh Hóa, tiếp theo là Nam Định, tức là đồng hương với tôi. Sau buổi học hôm nay chúng tôi sẽ được học một tuần chính trị đầu khóa, sau đó là một tháng tập quân sự, trước khi chúng tôi vào học chính thức.
Tôi và anh cả tôi trọ ở huyện Đông Anh, cách xa trường hơn chục cây số, cô chú chủ nhà rất tốt với hai anh em chúng tôi, ở đó ít ngày mà tôi có cảm giác thoải mái như ở nhà mình vậy.
Từ nơi tôi trọ đến trường phải bắt ba tuyến xe buýt mới tới nơi. Những tuyến xe buýt từ ngoại thành đi vào trong nội thành bao giờ cũng có rất nhiều hành khách, trên xe lúc nào cũng chật kín người. Hằng ngày, tôi phải dạy từ rất sớm để kịp bắt xe buýt chuyến đầu tiên, chiều về đến chỗ trọ trời đã tối mịt khiến tôi có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, người hơi sốt nóng. Cuối cùng thì anh em tôi cũng chuyển đến chỗ trọ mới gần trường tôi học hơn.
Trong thời gian tập quân sự, ban chấp hành Đoàn của trường tôi có tổ chức cuộc thi đấu bóng đá giữa các lớp và lớp tôi hưởng ứng nhiệt tình. Trận đấu đó, tôi được khoác áo cầu thủ của đội tuyển lớp, chiếc áo màu xanh nước biển, lưng áo nổi bật dòng chữ: ĐHTL- 49B (Đại học Thủy lợi - Lớp 49 B). Tôi mang áo số 11, chiếc áo có vẻ hơi rộng so với tôi nhưng tôi rất thích vì mặc nó tôi có cảm giác như mình đã là thành viên chính thức của đội bóng vậy.
Trận đấu vừa mới bắt đầu, tôi tích cực tranh cướp bóng như ai, chạy chỗ. Vừa được một lúc, tôi thấy hoa mắt. Tôi như đứng chôn chân một chỗ không muốn di chuyển chút nào.
Nếu cứ như thế này chắc chắn tôi sẽ bị thay ra cho người khác vào thế chỗ của tôi. Nghĩ vậy tôi quên hết mọi mệt mỏi và lao vào tranh cướp bóng với một bạn cao lớn hơn tôi. Kết quả là tôi bị ngã, nằm xoài trên sân. Khó khăn lắm tôi mới đứng dậy được.
Lúc đó, trước mặt tôi là một khoảng tối màu đen, hai chân run rẩy như muốn ngã khuỵu xuống, ngực tôi như có hòn đá lớn đè lên. Tôi bắt đầu nghi ngờ sức khỏe của mình. Trước đây, hồi còn ở quê, mỗi lần đá bóng là tôi có thể đá khá lâu mà không thấy mệt. Vậy mà vừa rồi suýt chút nữa tôi ngất xỉu ngay trên sân.
Vào viện
Từ đó, hầu như chiều nào tôi cũng sốt nhưng đến tối hoặc cùng lắm là sáng hôm sau là hết nên tôi cũng không lo lắm. Cuối tuần, tôi về quê thăm nhà, thấy tôi da mặt xanh xao, môi hơi tái, mẹ liền hỏi:
- Con ốm hay sao mà lại như thế này?
Tôi trả lời một cách qua loa:
- Chắc là do con tập quân sự mệt nên mới thế, mẹ ạ.
Sáng hôm sau, mẹ đưa tôi đến gặp ông bác sĩ ở trong làng. Trước đây, ông là bác sĩ quân y phục vụ trong quân đội. Ông truyền cho tôi một chai nước hoa quả, một chai đạm và mấy liều thuốc bổ.
Hai ngày sau, tôi lên Hà Nội mà không thấy khỏe lên chút nào. Được một ngày, tôi lại lên cơn sốt. Lần này, tôi sốt có vẻ cao hơn, kéo dài suốt một đêm. Đến sáng, trời mưa to, anh tôi dậy sớm đi tìm bác sĩ. Một lúc sau, anh tôi trở về đưa tôi đến gặp họ.
Sau khi đo nhiệt độ cơ thể, huyết áp, tôi được chẩn đoán là bị sốt do virus. Bác sĩ điều trị cho tôi là một phụ nữ còn trẻ, đang công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền. Tôi điều trị ở đó được ba ngày nhưng vẫn không cắt sốt. Bác sĩ khuyên tôi nên đi làm xét nghiệm máu.
Anh cả đưa tôi đến bệnh viện Đống Đa làm xét nghiệm máu.
- Máu của em có vấn đề hả anh?- Tôi hỏi sau khi được lấy máu lần thứ nhất.
- Không, chỉ là muốn chắc chắn nên lấy thêm lần nữa thôi- Một bác sĩ nam trả lời.
Tôi bước vào phòng với cảm giác hơi sợ sệt. Nhưng không phải anh gọi tôi vào để thông báo kết quả mà là để lấy máu thêm một lần nữa.
Tôi đoán là mình đã có sự không bình thường về máu. Nếu không, tại sao bác sĩ lại phải xét nghiệm máu của tôi tới lần thứ ba? Tôi đang phân vân thì một bác sĩ nữ khoảng 50 tuổi đến gặp tôi rồi hỏi:
- Cháu quê ở đâu?
- Dạ cháu quê ở Nam Định.
- Thế ở nhà, cháu có hay tiếp xúc với thuốc trừ sâu hay hóa chất không?
- Dạ không ạ.
Bác sĩ không hỏi thêm gì nữa rồi đi vào phòng. Anh cả tôi cầm phiếu kết quả xét nghiệm đến phòng khám bệnh. Tôi vẫn sốt, người mệt mỏi, phòng khám ở ngay trên tầng hai. Bước lên cầu thang mà tôi nhấc chân không nổi, phải nghỉ tới hai lần mới tới được phòng khám. Tới nơi, một chị y tá cầm tờ phiếu kết quả xét nghiệm rồi nói:
- Ôi trời! Anh này sốt nặng rồi, hồng cầu chỉ còn một phẩy bốn triệu thôi.
Cô bác sĩ ngồi gần đó liền hỏi tôi:
- Chắc là cháu bị sốt từ lâu rồi, đúng không?
- Dạ vâng ạ- Tôi trả lời bằng một giọng mệt mỏi.
Chị y tá vẫn tiếp tục làm thủ tục cho tôi nhập viện. Đang viết thì chị quay sang nhìn bác sĩ và nói:
- Ơ, nhưng sao tiểu cầu của anh này chỉ còn ba mươi hả chị?
- Đưa phiếu xét nghiệm đây, tôi xem nào - Bác sĩ yêu cầu.
Vừa xem xong bác sĩ liền nói:
- Không được rồi, không phải là cảm virus đâu. Phải chuyển viện thôi.
Bác sĩ ấy vừa làm thủ tục chuyển viện cho tôi vừa ân cần hỏi han tình hình sức khỏe của tôi. Theo bảo hiểm thì tôi được chuyển đến bệnh viện Thanh Nhàn.
------------- Kỳ sau: Nhập viện


Được sửa bởi songlamemdem ngày Fri 20 May 2011, 7:57 pm; sửa lần 5.
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬT KÝ NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ- KÌ 3,4   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 2:59 pm

Kỳ 3 - Bệnh viện mới
Thứ Tư, ngày 10/10, ngày Giải phóng Thủ đô. Chiếc xe lăn đưa tôi xuống sân của bệnh viện, cùng đi với chúng tôi còn có một y tá. Cô sẽ hướng dẫn cho anh tôi làm những thủ tục khi đến viện mới: Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương.

Khoa Ung thư Máu


Bệnh viện cao hai tầng, tầng một là khoa C7, tầng hai là khoa C8 và khoa C8A. Trông nó có vẻ đã cũ. Được biết, đây chỉ là cơ sở tạm thời. Bệnh viện mới đang được xây dựng ở Cầu Giấy, có vẻ khá rộng và hiện đại.


Tôi được chuyển vào khoa C8 trên tầng hai. Anh cả phải cõng tôi lên đó vì tôi vẫn còn rất mệt, chưa thể tự đi lại được. Vừa đến cầu thang, tôi giật mình khi nhìn thấy tấm biển ghi: Khoa Ung thư Máu - C8, mũi tên hướng lên trên. Lúc đó, tôi vẫn cố nghĩ: “Nói là Khoa Ung thư Máu, nhưng có lẽ là gồm tất cả những bệnh về máu mà thôi”.


Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Ky%203
Nguyễn Văn Toán ( thứ hai từ phải sang) cùng bạn bè bên Hồ Gươm HN

Khoa C8 gồm hai dãy phòng bệnh nhân, một bên dành cho bệnh nhân nam còn một bên dành cho bệnh nhân nữ. Đầu dãy là phòng bệnh khá rộng, có rất nhiều bệnh nhân nằm ở đây.

Mọi người gọi đó là: “Phòng chờ”. Gọi như vậy là vì hầu hết bệnh nhân khi mới nhập viện đều nằm ở đây để chờ kết quả xét nghiệm, khi nào có kết quả mới được chuyển vào phòng bên trong để truyền hoá chất. Còn tôi được chuyển từ Bệnh viện Thanh Nhàn đến đây nên được nằm luôn ở giường số 14, không phải nằm ở phòng chờ nữa.

Bác sĩ Thảo đưa tôi đến giường số 14. Lúc đó, trong phòng có bốn người đang ngồi đánh bài. Thấy bác sĩ đến, tất cả đều giải tán. Họ đều là những bệnh nhân ở đây, trong đó có một chú tầm hơn bốn mươi tuổi, trên đầu chú không có lấy một sợi tóc.
Lúc đầu nhìn chú, tôi có cảm giác hơi sợ sợ. Nhưng khi nhìn kỹ khuôn mặt luôn tươi cười của chú, tôi không còn cảm giác đó nữa. Tôi đoán do thời tiết nóng bức, để tóc sẽ thấy ngứa ngáy, khó chịu nên chú mới làm thế.

Thấy tôi có vẻ để ý đến mái tóc của mình, chú nhìn tôi, nhếch mép cười và nói: “Thuốc nó làm cho thế đấy”. Chỉ với một câu nói ngắn gọn của chú mà khiến cho tôi hết sức hoang mang.


Mọi người gọi chú là Nam. Chú Nam quê ở Bắc Giang, nằm cùng giường với tôi. Bệnh nhân đông nên hầu như giường bệnh nào cũng có hai người nằm. Mỗi phòng có hai giường bệnh, các phòng được ngăn cách bằng một tấm nhựa mỏng.


Chú Nam đang điều trị đợt thứ năm. Còn giường bên cạnh là anh Tiến, đang điều trị đợt bốn và cũng là đợt điều trị cuối cùng. Anh Tiến quê Hà Tây, mới lập gia đình thì bị bệnh. Trông hai anh chị rất hạnh phúc.


Sau này, tôi mới được biết bệnh ung thư máu gồm nhiều thể bệnh khác nhau. Đối với những bệnh nhân bị bệnh ở thể L nói chung, như tôi và chú Nam, phải điều trị bằng hoá chất từ sáu tới bảy đợt. Chỉ khi nào không truyền hoá chất nữa tóc mới mọc trở lại.


Còn đối với những bệnh nhân bị bệnh ở thể M như anh Tiến, chỉ phải truyền bốn đợt hóa chất và từ đợt truyền thứ ba trở đi sẽ không bị rụng tóc nữa.


Cũng trong buổi sáng hôm đó, mẹ và anh hai lên viện để chăm sóc tôi. Anh hai tôi đang làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh, chuyển công tác ra Hà Nội khi nghe tin tôi bị bệnh. Chị ba và chị tư cũng sắp về đây để thăm tôi nữa. Vậy là, tôi sắp được gặp lại mọi người trong gia đình.


Lần đầu truyền hoá chất


Giờ thì tôi cũng bớt lo lắng hơn so với ngày đầu tiên đến viện này. Hôm qua tôi đọc trong tờ phiếu siêu âm có ghi bệnh của mình là bạch cầu cấp dòng lympho thể L2. Thế là đã rõ, khoa C8 có tên Khoa Ung thư Máu, nhưng thực ra là gồm tất cả những bệnh về máu.


Chiều nay, y tá The mang đến phòng tôi một chai dịch truyền, mấy lọ thuốc dạng bột màu đỏ và một mũi thuốc tiêm. Chị nói đó là mũi thuốc chống nôn. Sau khi pha thuốc xong, tôi thấy nước trong chai dịch truyền có màu đỏ giống như nước rau dền tía luộc. Tôi hỏi chị:

- Thuốc gì thế hả chị?
- Thuốc bổ đấy - Chị cười nói.

Trước khi truyền, tôi được chị tiêm vào người mũi thuốc chống nôn ấy. Vừa truyền thuốc được một lát, tôi thấy chân tay mỏi rã rời và buồn nôn giống như người bị say tàu, xe.


Mấy người bên ngoài xì xào với nhau rằng tôi đang phải truyền hoá chất. Còn bố và anh cả thì lúc nào cũng khẳng định, đó không phải hoá chất, mà là thuốc kháng sinh liều cao mà thôi.


Tôi biết hai người nói như vậy để cho tôi bớt lo sợ, chứ thực ra ngay từ khi bắt đầu truyền loại thuốc này tôi đã biết đó là hóa chất. Tại bệnh viện này, hóa chất trở nên quen thuộc với không chỉ bệnh nhân mà với cả người nhà nữa. Người ta nói: Ai được nằm ở khoa C8 cũng có nghĩa là phải truyền hoá chất mới có thể chữa được bệnh của mình.


Truyền thuốc được khoảng năm phút thì cánh tay được cắm kim truyền của tôi bị đau rát, một vùng da ở gần đó có màu đỏ giống như bị bỏng. Anh hai tôi chạy đi tìm y tá.


Lát sau, một chị y tá đến rút kim cho tôi và cắm kim truyền ở chỗ khác. Chị còn nói tôi vừa bị chệch ven và phải lấy những lát khoai tây mỏng đắp lên chỗ đó, nếu không, hóa chất sẽ làm ảnh hưởng đến thịt.


Tôi cảm thấy sợ khi phải truyền hoá chất, cảm giác buồn nôn do tác dụng phụ của nó gây ra khiến tôi không dám ăn những món ăn có màu đỏ như cà rốt, rau dền tía luộc.


Mỗi khi nhìn thấy chúng, tôi lại hình dung ra hóa chất, tự dưng trong cổ họng tôi như có cái gì đó muốn trào ra ngoài. Thật may, hôm sau, tôi không phải tiếp tục truyền hoá chất nữa.


Chú Nam cho tôi biết, đợt một, tôi phải truyền bốn mũi hoá chất và một tuần chỉ phải truyền một mũi mà thôi. Các đợt điều trị sau đó, cứ đợt hai, đợt bốn và đợt sáu tôi được truyền những loại thuốc giống nhau. Còn hoá chất mà tôi phải truyền trong đợt ba giống đợt năm và bảy.


Tôi đã truyền mũi hoá chất đầu tiên vào ngày thứ sáu. Vậy là thứ sáu tuần sau tôi mới phải tiếp tục truyền hoá chất. Chú Nam bị bệnh giống bệnh của tôi, cách đây ba năm, chú bắt đầu bị bệnh và đã được truyền hai đợt hoá chất theo phác đồ điều trị cũ. Hai năm sau, bệnh của chú tái phát và chú đang được điều trị theo phác đồ mới.


Trực tiếp điều trị cho tôi là bác sĩ Khánh - Phó Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, một người tâm huyết với nghề, gần gũi với bệnh nhân. Hai trợ lý là bác sĩ Hùng và bác sĩ Thảo. Hầu như ngày nào các bác sĩ cũng đi thăm bệnh nhân và căn dặn nhiều điều.

[b]Kỳ sau: Những người bạn mới
[/b]


Được sửa bởi SONGLAMEMDEM ngày Fri 26 Nov 2010, 3:33 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬT KÝ NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ- KÌ 5,6   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:10 pm


Tôi quen dần với cuộc sống của một bệnh nhân. Ngày nào cũng vậy, khoảng bốn giờ, nhận thuốc để dùng cho hôm sau. Tám giờ sáng là giờ tiêm, truyền thuốc.
Những người đã truyền xong hóa chất sẽ được bác sĩ theo dõi các chỉ số trong máu theo từng ngày. Vì vậy ngày nào họ cũng được lấy máu làm xét nghiệm.

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! 211939%5B1%5D

Nguyễn Văn Toán (bìa phải) và bạn học cấp ba tại biển Hải Thịnh (Nam Định) tháng 3/2009
Quá tải

Bệnh viện lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, mỗi phòng bệnh có diện tích khoảng tám, chín mét vuông mà hầu như phòng nào cũng có bốn bệnh nhân nằm và ít nhất cũng có thêm bốn người đi chăm sóc nữa, tất cả là tám người.
Đó là chưa kể những đồ đạc khác như bếp ga thổi nấu, giường gấp, túi xách, vali… Tất cả đều được để trong phòng khiến cho căn phòng đã chật lại càng chật hẹp hơn.
Buổi tối, những người đi chăm sóc bệnh nhân thường kê giường gấp ra ngoài hành lang, ngay sát phòng mình để ngủ. Hành lang đi lại cũng không phải là rộng mà giường gấp lại nhiều nên thường có lời qua, tiếng lại để tranh nhau chỗ kê giường.
Nhìn từ đầu tới cuối, dãy hành lang không khác gì một bến cảng tấp nập mà tàu bè là những chiếc giường gấp đang đua nhau cập bến.
Buổi sáng, sau khi y tá tiêm truyền xong cho bệnh nhân, khoảng mười giờ, ai nấy lo chuẩn bị nấu cơm cho bệnh nhân. Tôi cũng như nhiều bệnh nhân truyền hóa chất khác ở viện này, chúng tôi luôn có cảm giác chán ăn.
Mỗi khi ăn xong, tôi lại phải nghĩ xem ngày mai nên ăn món gì cho có cảm giác ngon miệng. Nhưng xem ra việc nghĩ ra món ăn cho phù hợp cũng là một công việc khó, đôi khi còn không nghĩ ra nổi.
Trò giải trí phổ biến mà hình như cũng là duy nhất ở trong bệnh viện này là đánh bài. Có người đánh bài vui, không mang tính chất được thua nhưng hầu hết là bệnh nhân, có cả người nhà của họ nữa, thường đánh bài để ăn tiền, để sát phạt nhau.
Tôi nghe người ta kể là ở khoa C7, hầu như tối nào cũng có những đám người tụ tập đánh bài thâu đêm. Có lẽ, kiếm tiền từ việc đánh bài trở thành thú vui của họ, khiến cho họ bận rộn hơn và ít ra cũng khiến cho mỗi ngày trôi qua bớt tẻ nhạt hơn đối với họ.
Phần đông bệnh nhân ở khoa C7: u máu, máu khó đông. Không phải truyền hóa chất nhưng dường như cuộc sống của họ đã gắn liền với bệnh viện. Có người lớn tuổi nhưng thân hình lại nhỏ bé như một đứa trẻ. Nhiều người còn bị tàn tật như teo chân, tay, đi lại rất khó khăn.
Nguyên nhân có lẽ là trong người họ không có đủ lượng máu cần thiết để nuôi cơ thể. Họ có vẻ rất tiêu cực, tiêu cực không chỉ trong hành động mà cả trong khi họ nói chuyện với nhau.
Án chung thân, tử hình
Khi gặp những bệnh nhân mới nhập viện lần đầu tiên thì họ thường giải thích ai nằm ở khoa C7 nghĩa là mang án chung thân, còn ai nằm ở khoa C8, C8A là mang án tử hình. Gặp những bệnh nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch phải thở bằng máy thở oxy, họ lắc đầu, chép miệng: “Sắp lên C9 rồi”.
Tôi lấy làm lạ vì bệnh viện chỉ có hai tầng, tầng một là khoa C7, tầng hai là khoa C8 và khoa C8A. Tôi đã đi khắp bệnh viện nhưng không thấy chỗ nào có đề biển: Khoa C9. Mãi sau này mới biết chín ở đây là chín tầng mây, nói “sắp lên C9”, có nghĩa là người đó sắp đi về cõi vĩnh hằng.
Những buổi chiều không phải truyền thuốc, tôi, Quyết, Khỏe và anh Duyên lại ngồi đánh bài tính điểm, ai được ít điểm nhất sẽ phải dẫn ba người còn lại đi uống nước, đi chơi.
Tôi đã truyền xong mũi hóa chất thứ ba. Bây giờ chỉ có mẹ ở đây chăm sóc cho tôi. Chị ba tôi mới phải về quê vì con chị còn nhỏ. Hai anh tôi chỉ có buổi tối hay ngày nghỉ mới vào thăm tôi được. Vậy là tôi chỉ còn phải truyền một mũi hóa chất cuối vào ngày thứ Sáu tới và một lần tiêm tủy nữa là ra viện.
Từ khi truyền xong mũi hóa chất thứ ba, tôi lúc nào cũng mong đến ngày thứ Sáu để truyền nốt mũi hóa chất cuối cùng . Tôi biết, ở nhà, người thân, hàng xóm đang chờ tôi.
Trước khi về, tôi, Khỏe, anh Duyên, Lệ Quyên, Huỳnh, Tứ ngồi cùng nhau nói chuyện vui vẻ và cũng là cuộc gặp mặt để tôi chia tay mọi người. Huỳnh đã truyền xong hóa chất.
Bạn ấy đang bị đau dạ dày nhưng, mấy ngày nữa, cũng được ra viện. Lệ Quyên sau khi truyền xong hóa chất thì bị men gan cao, da vàng như bôi nghệ, cả mắt cũng thế, chắc Quyên phải nằm lại viện khá lâu nữa. Anh Duyên và Tứ thì chuẩn bị truyền hóa chất.
Tôi đã ở viện hơn một tháng và có thêm được những người bạn, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là, tất cả đều rất cố gắng. Mỗi khi nói chuyện với họ về bệnh tật, tự dưng những mặc cảm, sự sợ hãi trong tôi đều biến mất.
Và tôi nghĩ, đây chỉ là thử thách đầu đời mà chính tôi phải vượt qua được. Tôi chào mọi người ra về, Tứ bắt tay tôi nói là để lấy may mắn. Tôi nắm chặt tay Tứ và chúc bạn cũng như những người khác sẽ vượt qua các đợt điều trị hóa chất còn lại một cách an toàn.Kỳ sau: Niềm vui được về nhà
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:13 pm

Kỳ 2: Nhập viện
Đêm hôm đó, tôi sốt cao, khắp người nóng ran, tôi cảm nhận rõ những tiếng giật giật ở thái dương, chân tay nhức mỏi. Gần sáng trời bắt đầu mưa to, tôi vẫn mê man trong cơn sốt, nghe mẹ nói với anh cả: Sáng nay, anh đưa em nó đến bệnh viện cho bác sĩ khám xem thế nào, trông nó dạo này da xanh lắm...


Tôi khoác vội chiếc áo mưa rồi cùng anh đi đến Bệnh viện Thanh Nhàn. Mưa mỗi lúc một to, khói nước bay mù mịt, hàng quán bên đường hầu như đóng cửa hết.
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Ky%202
Thường ngày Toán rất mê chăm sóc gà chọi

Đến tuyến đường Lê Thanh Nghị, nước mưa ngập gần nửa bánh xe, hai anh em tôi suýt nữa bị ngã vì trượt bánh xe khi đi sát lề đường. Cuối cùng thì chúng tôi cũng tới nơi.
Những ngày tẻ nhạt
Khu bệnh viện nơi tôi khám bệnh cao năm tầng và khá rộng. Tuy hôm đó là thứ Sáu nhưng vẫn có nhiều người đến khám bệnh, mỗi người được phát một cái thẻ ghi số thứ tự vào khám. Phải chờ rất lâu mới đến lượt tôi được gọi vào khám.
Trong phòng có hai bác sĩ, một người chẩn đoán hình ảnh hiển thị trên màn hình còn một người ghi lại kết quả. Tôi nhìn một cách chăm chú lên màn hình nhưng chẳng hiểu gì cả, nghe bác sĩ nói thì gan và lá lách của tôi đều to hơn kích thước bình thường. Chụp X- quang xong, tôi run lên vì lạnh. Khoảng ba mươi phút sau, tôi mới nhận được kết quả và đưa đến phòng khám bệnh. Bác sĩ xem xong rồi nhìn tôi ái ngại và nói:
- Gay rồi đấy, phải nhập viện để điều trị thôi.
Tôi nằm ở phòng bệnh trên tầng 5, chung giường với một bác bị bệnh gút (goute). Mặc dù các khớp chân, khớp tay của bác sưng to và đau, nhưng thấy tôi mệt mỏi bác đã nhường giường cho tôi nằm. Trong phòng còn có một anh nữa bị ung thư gan, trông anh có vẻ đau đớn. Tôi chợt nghĩ: Chắc những bệnh nhân bị bệnh nhẹ thì nằm tầng một, càng lên cao, bệnh càng nặng. Tôi nằm ở tầng 5- tầng cao nhất ở khu bệnh viện này, chắc là bệnh của tôi đã rất nặng.
Lúc sau, mẹ cũng đến. Tôi nằm ở đó được một lát thì một bác sĩ còn khá trẻ, tên là Trung, đến khám bệnh cho tôi. Bác sĩ Trung làm việc có vẻ rất nguyên tắc. Khi anh khám bệnh cho bệnh nhân, người nhà không được phép lại gần và trả lời thay cho bệnh nhân. Khám xong, anh gọi mẹ và anh cả tôi ra ngoài hành lang nói chuyện gì đó. Lúc quay trở lại, tôi thấy sắc mặt mẹ tái nhợt, có vẻ rất buồn, tôi cũng không hỏi mẹ là bác sĩ đã nói những gì.
Sau này tôi có hỏi, mẹ tôi mới kể, lúc đó bác sĩ đã nói: “Thông báo cho gia đình một tin không vui cho lắm: Em Toán đã mắc bệnh về máu, bệnh ung thư máu. Đầu tuần sau cho em đi chọc tủy làm xét nghiệm, để khẳng định lại mà thôi”.
Đến chiều, tôi được chuyển sang nằm ở phòng tự nguyện theo yêu cầu của mẹ và anh cả tôi. Phòng này chỉ có hai bệnh nhân là tôi và một ông cụ đã ngoài bảy mươi tuổi bị bệnh gút.
Đến tối, tôi sốt cao hơn lúc chiều. Mặt tôi nóng phừng phừng, đau đầu, cơn đau khiến tôi muốn nôn mà không thể được. Đêm hôm đó, tôi được truyền 350 ml máu nên cũng đỡ đau đầu hơn một chút.
Nằm viện mới có ít ngày mà tôi đã thấy chán ngán. Hầu như lúc nào tôi cũng nằm trên giường. Sáng ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt xong là tôi ăn sáng, ăn xong thì uống thuốc rồi tiêm, truyền thuốc tới tận trưa. Chiều lại tiếp tục tiêm và truyền thuốc. Đang lúc chán nản thì Tân và Dân, hai thằng bạn thân của tôi hồi học cấp ba đã gọi điện cho anh cả để gặp tôi nói chuyện.
Mới xa mọi người trong lớp hơn một tháng mà tôi có cảm giác như lâu lắm rồi. Được nói chuyện với Tân và Dân khiến tôi rất vui. Tự dưng cái cảm giác muốn nhanh chóng ra viện không còn. Trái lại, tôi còn muốn ở lại viện để các bạn tổ chức đến thăm. Có lẽ bất kì một ai, không riêng gì tôi trong lúc ốm đau, bệnh tật như thế này rất cần đến sự quan tâm, động viên của người thân và bạn bè.
Chọc tủy
Sáng thứ Hai đầu tuần, tôi hết sốt. Tám giờ sáng, bác sĩ Trung đến khám bệnh cho tôi. Vừa bước vào phòng anh đã hỏi:
- Toán thấy trong người thế nào rồi?
- Dạ, em hết sốt rồi ạ- Tôi trả lời.
- Tốt rồi. Hôm nay anh sẽ cho em đi chọc tủy để làm xét nghiệm nhá.
Nghe đến đây, tôi nghẹn lại, không nói được gì, giống như người vừa nuốt phải một miếng cơm to bị dừng lại ở cổ họng. Tôi nghe mấy người đã đi chọc tủy kể lại là chọc tủy rất đau. Bác sĩ sẽ dùng một cây kim to và dài rồi cắm vào xương chậu gần chỗ thắt lưng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng sức ấn mạnh cây kim cho nó xuyên qua xương để hút tủy ra. Mặc dù được tiêm thuốc tê nhưng người nào cũng kêu oai oái. Nếu đúng là như vậy thì tôi cũng sợ, tôi sợ không chỉ vì cảm giác đau mà tôi biết đối với những người mắc bệnh nặng về máu mới phải đi chọc tủy làm xét nghiệm.
Tôi ngồi trên chiếc xe lăn để đến phòng chọc tủy. Chắc vẻ sợ hãi của tôi khi đó đã hiện rõ lên khuôn mặt. Thấy vậy anh tôi nói:
- Em sợ à? Không đau đâu, chắc chỉ như con kiến nó cắn thôi mà.
- Em mà sợ à?- Tôi trả lời bằng một giọng thật to, có vẻ khinh thường tất cả, cố ý làm yên lòng mọi người, nhưng thực ra tôi chẳng muốn đến phòng chọc tủy chút nào.
Tới nơi, bố và anh trai tôi đứng ngoài chờ, trong phòng chỉ có tôi và hai bác sĩ nữ, một bác sĩ còn rất trẻ, giọng nói ngọt ngào, bác sĩ còn lại khuôn mặt hiền lành, phúc hậu. Có vẻ như hai người biết tôi lần đầu tiên đi chọc tủy nên đã hỏi han và nói chuyện với tôi rất nhiều. Hai người còn khen tôi đẹp trai nữa chứ, cách làm của các cô rất có hiệu quả. Trong suốt thời gian chọc tủy, tôi không hề có cảm giác đau, chỉ cảm thấy nhay nháy như có con kiến cắn mình vậy.
Chiều hôm sau, bác sĩ Trung gọi bố và anh cả tôi đến phòng làm việc nói chuyện gì đó khá lâu. Khi trở lại, bác sĩ nói với tôi:
- Ngày mai anh sẽ chuyển em đến Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương. Bệnh của em nếu ở lại đây các anh cũng chữa được nhưng, theo yêu cầu của gia đình em, anh sẽ chuyển em tới đó.
- Dạ! - Tôi trả lời bằng một giọng rất nhỏ có phần hơi gượng ép.
Khi bác sĩ vừa ra khỏi phòng, tôi đã nói với bố tôi là tôi không muốn chuyển viện. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản là, nếu chuyển đến viện khác, tôi lại phải làm lại các xét nghiệm từ đầu, như vậy sẽ rất mất thời gian, mà tôi lại muốn nhanh chóng khỏi bệnh để còn kịp đi học.
Bố tôi liền giải thích là sắp tới bác sĩ Trung sẽ đi học thêm nghiệp vụ ở Bệnh viện Bạch Mai một thời gian, nên không trực tiếp điều trị cho tôi được. Hơn nữa, ở bệnh viện tuyến trung ương sẽ có nhiều thuốc tốt, như vậy bệnh của tôi cũng được nhanh chóng chữa khỏi hơn.
Tôi cũng thấy có lý và đồng ý chuyển viện.
---------------->> Kỳ sau: Bệnh viện mới
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:15 pm

Kỳ 4: Những người bạn mới

Anh Tiến ra viện, lập tức có bệnh nhân khác vào. Khỏe, người Thanh Hóa, thua tôi hai tuổi, giống bệnh của tôi và chú Nam. Tiếp đến có thêm Quân ở Vĩnh Phúc và Lệ Quyên, ở Thanh Hóa.
Hẩm hiu
Đây là lần điều trị thứ năm của Khỏe. Chẳng trách mà vừa vào viện, chị y tá nào gặp hắn cũng hỏi: “Khỏe mới lên viện à?”.
Khỏe tỏ ra là người khá sành sỏi các tên thuốc. Có thể, Khỏe ở viện lâu, được tiếp xúc nhiều với thuốc nên mới biết như vậy.
Người đi chăm sóc cho Khỏe là mẹ cậu, một phụ nữ với khuôn mặt hiện lên những nỗi vất vả, khó nhọc.
Khỏe thiệt thòi hơn nhiều người, chưa một lần được sống trong vòng tay yêu thương, che chở của cha. Khi mẹ em mang thai Khỏe được năm tháng, bố bỏ hai mẹ con đi lấy người khác. Trên Khỏe là anh trai, hơn em bốn tuổi.
Lớn lên, Khỏe ở với gia đình nhà bác (anh trai mẹ) và chăn bò cho nhà bác ấy. Mẹ và anh trai em phải vào Nam làm thuê, nuôi lợn để kiếm tiềm gửi về cho em ăn học. Học hết lớp 9, Khỏe mắc bệnh.
Dần dần, tôi và Khỏe trở nên khá thân thiết. Em dạy tôi cách làm con cá từ dây truyền dịch, trông khá đẹp. Ở viện, tôi có thêm một công việc mới là làm con cá mỗi khi rảnh, để tặng người thân và bạn bè.
Còn anh Quân, quê Vĩnh Phúc, chỉ có anh và em trai đi chăm. Có lần, mẹ tôi hỏi anh Quân: “Chú có vợ chưa? Vợ chú sao không đi chăm sóc mà để cho anh, em trai đi chăm sóc thế?”. Anh Quân khe khẽ cười, hiện rõ vẻ buồn rầu.
Sau này, anh trai Quân mới cho mẹ tôi biết, Quân có vợ và một đứa con nhỏ. Vợ anh mới chết chưa đầy một trăm ngày thì anh lại bị bệnh.
Ngày trước, anh Quân làm nghề thợ xây, cũng dành dụm được ít tiền nhưng vợ anh lại cho người khác vay mượn hết. Đến khi chị mất, chẳng kịp nói cho anh biết những ai đang nợ tiền nhà mình. Những người vay nợ thật vô tâm.
Anh Quân bị bệnh nặng lại không có thẻ bảo hiểm y tế mà họ cũng chẳng thèm trả cho anh một đồng nào. Tự dưng, tôi thấy thương anh quá, muốn nói chuyện để anh vơi bớt buồn.
Anh mới nhập viện được ít ngày và chuẩn bị truyền hóa chất đợt đầu tiên. Phòng tôi trở nên vui hơn từ khi có anh cùng chữa bệnh.
Hai bạn gái
Quyên bằng tuổi tôi, bệnh của Quyên ở thể M5. Quyên nhập viện lần này để truyền hóa chất đợt bốn, cũng là đợt điều trị cuối cùng.
Cùng phòng với Quyên còn có Huỳnh, người Nghệ An. Huỳnh và Quyên nhập viện cùng ngày nhưng đây là đợt truyền hóa chất thứ sáu vì bệnh của Huỳnh ở thể L2 giống tôi.
Huỳnh có thân hình nhỏ nhắn, xinh xắn, nụ cười rất tươi. Giọng nói xứ Nghệ khiến mọi người nghe rất khó hiểu. Mỗi lần Huỳnh nói chuyện thường bị chúng tôi nhái lại.
Huỳnh và Quyên có vẻ rất hợp nhau, đi đâu cũng có nhau như hai chị em gái vậy. Tính tình hai người lại khá giống nhau, lạc quan và mạnh mẽ. Tôi, Lệ Quyên và Huỳnh bằng tuổi nhau, nói chuyện với nhau cũng thoải mái.
Tôi còn quen khá nhiều người và cũng biết nhiều hoàn cảnh khác nhau. Anh Duyên, sinh viên năm tư, trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, sống nội tâm, ít nói. Bệnh của anh cũng ở thể L2 và anh đang truyền hóa chất đợt thứ ba.
Anh Duyên quê ở Phú Thọ, có một anh trai. Các đợt điều trị đều do một mình mẹ anh đi chăm sóc. Mẹ anh là công nhân nghỉ hưu, hiền hậu và có vẻ hơi già hơn so với tuổi. Bố anh mất hai năm trước vì bệnh ung thư phổi.
Tôi còn quen với Quyết, quê Hà Tây. Em kém tôi hai tuổi và cũng bị bệnh ở thể L2. Trước khi chuyển đến bệnh viện này, em xạ trị ở bệnh viện K gần một năm. Bây giờ, em đang truyền hóa chất đợt thứ năm và rất khỏe mạnh.
Ngay cạnh phòng tôi còn có Thắng, quê Bắc Giang, bằng tuổi tôi, là sinh viên. Thắng cao gần một mét tám mươi, người hơi gầy và luôn tỏ ra sành điệu. Hồi tôi mới vào viện, Thắng được bác sĩ cho ra viện.
Chỉ hai ngày sau, tôi thấy cậu ta cùng với mẹ xuất hiện ở viện. Lúc đó, trông Thắng rất mệt, nghe nói vừa về đến nhà bị sốt cao. Các bác sĩ nói đợt điều trị đầu tiên của Thắng, thuốc tỏ ra không hiệu quả, tế bào lạ vẫn không lui nên phải thay đổi thuốc mới.
Đầu ông sư
Hàng ngày, những lúc không phải truyền thuốc, tôi lại kê chiếc giường gấp cá nhân ra ngoài hành lang trước cửa phòng, nằm nghe nhạc. Tôi để ý thấy có một chị cũng là bệnh nhân ở đây, trông rất xinh, ngồi cạnh mẹ, thỉnh thoảng lại làm nũng.
Chị có mái tóc kết đuôi sam dài gần tới gót chân, nhưng không được mềm mại lắm. Mái tóc của chị rất khô và thiếu sức sống. Mấy ngày sau, tôi không còn thấy mái tóc ấy nữa, mà lại thấy chị đội một chiếc khăn trên đầu giống như khăn của ca sĩ Phan Đình Tùng vậy.
Một lần, chị đi đâu về, vừa thấy mẹ, vội nói với vẻ bực tức: “Hôm nay, con xuống vườn hoa của bệnh viện để đi dạo thì có mấy thằng thanh niên trông thấy con, liền nói: “Sư gì mà còn trẻ thế?”. “Kệ người ta con ạ”.
Chị tên là Biên, sinh viên năm cuối trường Đại học Luật Hà Nội, quê ở Ninh Bình. Bệnh của chị ở thể M4, giống bệnh của Thắng.
Mái tóc của chị chỉ sau một đêm rụng sạch, nhưng chị không buồn lắm. Chị nói: “Biết đâu sau này mọc lại mái tóc mới còn đẹp hơn mái tóc bị rụng ý chứ”.
Chị Biên truyền xong hoá chất đợt hai nhưng chưa được ra viện vì đang bị men gan cao.
Nhìn Quyết, Khỏe, Huỳnh, ai cũng truyền hóa chất đến đợt năm, đợt sáu và cũng sắp được đi khám định kì. Càng nghĩ, tôi lại càng thấy ngao ngán, vì tôi mới truyền hóa chất đợt đầu tiên.Kỳ sau: Cuộc sống trong bệnh viện
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:18 pm

Sáng Thứ Ba, tôi và anh cả lên xe về quê. Lòng tôi tràn ngập niềm vui và mong đợi giống như cảm giác xa quê hương đã lâu lắm.

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! 211964

Nguyễn Văn Toán sau kỳ điều trị

Rụng tóc
Ngồi trên xe, tôi không ngủ một chút nào, tôi chăm chú quan sát những cảnh vật, những hoạt động trên đường. Mọi người đã chờ sẵn ở nhà đón tôi. Buổi tối, các cô, các chú, bà con hàng xóm, ai cũng động viên tôi phải ăn thật nhiều cho mau khoẻ.
Tôi vẫn phải uống thuốc đều đặn, các bác sĩ cho tôi nghỉ một tháng trước khi lên viện để điều trị đợt hai. Mấy ngày đầu ở nhà yên tĩnh, thoải mái hơn so với khi ở bệnh viện nhưng tôi vẫn không thể ngủ ngon được. Các giấc ngủ thường chập chờn, tôi còn hay nói mơ trong khi ngủ.
Hầu như sáng nào thức dậy tôi cũng thấy mẹ tôi ngồi cạnh và hỏi: “Tối qua con có ngủ được không, có thấy nhức mỏi chân tay không?”. Rồi mẹ bóp chân, bóp tay cho tôi, còn lấy nước ấm cho tôi rửa mặt.
Một buổi sáng ngủ dậy, tôi thấy trên mặt gối rất nhiều tóc rụng. Tôi đặt tay lên đầu rồi vuốt nhẹ, tóc thi nhau rơi xuống mỗi lúc một nhiều. Tôi không buồn mà trái lại còn thích thú.
Những sợi tóc theo đà vuốt của bàn tay rơi rụng, có khi là cả một mảng tóc dày cùng rụng một lúc. Tôi mải mê vuốt cho đến khi tay tôi chạm vào da đầu, nhìn vào gương tôi mới biết trên đỉnh đầu của tôi không còn lấy một sợi tóc.
Từ khi tôi bị rụng tóc, chiếc mũ len trở thành một vật rất gần gũi đối với tôi. Những lúc tôi đi dạo, tập thể dục, thậm chí cả khi tôi ngủ, tôi cũng đội nó.
Đầu mùa đông nhưng thời tiết có vẻ khá lạnh. Tôi rất ít khi ra khỏi nhà. Bạn bè cùng làng người thì đi học, người thì đi làm hết nên chẳng còn ai chơi với tôi cả. May mà có cái máy nghe nhạc và mấy cuốn sách do bạn tôi tặng hồi còn ở viện.
Một người bạn ra đi
Tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với những người bạn mà tôi đã quen ở bệnh viện. Mấy hôm trước tôi gọi điện cho Khoẻ. Em nói là đã ra viện, cả Huỳnh cũng thế. Lệ Quyên và Thắng vẫn chưa về.
Còn Tứ thì đang phải truyền hóa chất rất mệt, không ăn được gì và phải dùng đến máy thở oxy để thở. Tôi rất lo cho Tứ, tôi định gọi điện động viên cậu ấy, nhưng tôi lại sợ Tứ mệt nên thôi.
Sáng sớm hôm nay, tôi đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại. Khỏe lại gọi cho tôi. Tôi vừa bắt đầu nghe máy thì em lại tắt máy. Vài lần như vậy, khiến tôi rất bực mình. Khỏe đang trêu tôi giống như mấy lần trước.
Một lúc sau, lại có tiếng chuông điện thoại. Vẫn là Khỏe đang gọi cho tôi. Tôi nghe máy và chưa kịp nói thì Khỏe lại đã vội nói: “Anh Toán ơi! Anh Tứ mất rồi”. Tôi lặng người: “Mất bao giờ? Ai nói cho mà biết?”. Khỏe chậm rãi: “Bác sĩ cho anh về tối qua. Chị Quyên bảo may ra thì anh Tứ về kịp đến nhà để gặp mọi người”.
Mới hơn một tuần trước thôi, hai thằng chúng tôi còn vui vẻ với nhau. Tôi còn bắt tay Tứ trước khi về quê. Tứ còn nói, lần điều trị sắp tới, chắc chắn chúng tôi sẽ gặp nhau. Vậy mà từ bây giờ sẽ không bao giờ tôi được gặp lại bạn ấy nữa. Càng nghĩ tôi càng thấy thương Tứ hiền lành và hòa đồng với mọi người.
Tứ đã truyền hóa chất đến đợt năm, chỉ cần một chút nữa thôi là bạn ấy đến được đích. Cái đích mà bệnh nhân nào cũng mong muốn, ngày được bác sĩ cho đi khám định kì. Nhưng giờ thì Tứ không thể nào đến được cái đích ấy.
Chứng kiến mọi chuyện từ khi Tứ mệt đến khi được bác sĩ cho về nhà trong tình trạng hôn mê sâu, Quyên không cầm được nước mắt khi nói chuyện với tôi qua điện thoại. Quyên cho tôi biết là những đợt điều trị trước đây của Tứ không tỏ ra hiệu quả, tế bào lạ phát triển rất nhanh.
Vừa rồi lên viện, Tứ rất mệt nhưng vẫn phải truyền hóa chất ngay. Từ khi truyền hoá chất, Tứ không ăn được gì. Bạn ấy rất cố gắng nhưng bạch cầu vẫn xuống quá thấp.
Bác sĩ nói nếu kích thì bạch cầu cũng khó có thể tăng lên được. Tứ về nhà được một ngày thì mất. Tôi nhớ mãi khuôn mặt của Tứ, những kỷ niệm về bạn ấy, những kỷ niệm tuy không nhiều nhưng thực sự để lại ấn tượng mạnh trong tôi.
Một thời gian sau, tôi luôn ở trong trạng thái lo lắng, có đôi chút sợ hãi. Tứ bị bệnh ở thể L2 giống như tôi. Cái chết của bạn ấy càng khiến tôi nghi ngờ về căn bệnh mình đang mắc phải. Bố tôi nói là tôi chỉ bị nhiễm trùng máu, cùng lắm là tôi phải thay máu thì sẽ khỏi bệnh. Bố mẹ tôi còn cho rằng sở dĩ Tứ không may bị như vậy một phần là do bạn ấy không có sức khoẻ vì không ăn được gì

Nguyễn Văn ToánKỳ sau: Đối mặt sự thật
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬT KÝ NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ- KÌ 7,8   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:23 pm


Một tháng trôi qua, tôi phải lên viện để điều trị tiếp. Đi trong sương gió của buổi sớm, tự dưng trong tôi có cảm giác se lạnh. Những làn khói trắng bốc lên từ bếp nhà ai đó đang bay là là trước mắt càng khiến tôi thêm lưu luyến không muốn rời xa nơi này.

Bạn cũ, bạn mới
Tôi ngủ một giấc dài trong suốt chuyến đi, tới bệnh viện là khoảng hơn mười giờ trưa. Sau khi làm các thủ tục nhập viện tôi được chuyển vào ở cùng phòng với Thắng.
Thắng vào viện từ cách đấy một tuần và đang truyền hóa chất. Đợt điều trị vừa rồi tôi cũng nằm ở phòng này, trong phòng có hai giường bệnh là giường số 14 và giường số 16. Lần này tôi nằm ở giường số 16. May mà tôi chỉ phải nằm một mình một giường. Thắng nằm chung giường với chú Dương.
Chú Dương quê ở Thái Bình, cán bộ trong ngành ngân hàng. Chú mới nhập viện và đang chờ kết quả xét nghiệm. Ngoài Thắng là người tôi quen từ trước còn có chị Biên.
Chị truyền xong hóa chất của đợt ba và cũng sắp xuất viện. Trông chị gầy hơn trước nhiều, môi khô nứt nẻ và có phần hơi mệt. Mẹ chị nói chị đang bị men gan cao nên ăn kém, hay bị nôn. Đó cũng là tình trạng chung của hầu hết bệnh nhân sau khi truyền hóa chất.
Chiều, sau khi được các chị y tá lấy máu làm xét nghiệm, tôi đến các phòng để xem còn có ai mà tôi đã quen hay không. Đi qua một phòng, tôi thấy có tivi đang chiếu những môn thi đấu tại Seagames 24. Đây là phòng tự nguyện nên chỉ có hai bệnh nhân, tôi chưa gặp bao giờ. Thấy tóc trên đầu tôi rụng gần hết, một bác hỏi:
- Cháu điều trị ở đây được mấy đợt rồi?
- Dạ cháu đã điều trị ở đây được một đợt. Đợt này là đợt thứ hai.
- Bệnh của cháu ở thể gì?
- Dạ, bệnh của cháu ở thể L2
- Vậy là giống với bệnh của bác rồi.
Tên bác là Kiên - cán bộ ngành nông nghiệp. Bác cũng quê ở Nam Định nhưng ở khác huyện với tôi, mới nhập viện được hai tuần và đây là đợt điều trị đầu tiên. Bên cạnh là giường bác Phi. Bác là người Hà Nội, bệnh của bác ở thể M2, bác đang truyền hóa chất đợt cuối cùng. Ngày nào truyền thuốc xong, bác cũng đi xe về nhà. Gần sáu mươi tuổi nhưng trông bác khỏe, không ai nghĩ bác là bệnh nhân.
Phũ phàng
Lần đầu tiên tiếp xúc, tôi thấy bác Phi rất vô tư, thoải mái. Bác nói không bao giờ bác nghĩ về bệnh tật của mình, thậm chí cũng không quan tâm đến tên bệnh mình đang mắc phải, tình hình tiến triển hay phải truyền bao nhiêu đợt hóa chất nữa. Mới đây bác sĩ thông báo hết đợt điều trị này bác được đi khám định kỳ và bệnh của bác ở thể M2. Thấy ba chúng tôi nói chuyện với nhau vui vẻ, một chú xem tivi cùng tôi chen vào giọng buồn rầu:
- Hai bác với anh đây truyền hóa chất mà trông khỏe quá! Không biết mấy hôm nữa con gái em truyền hóa chất, nó có chịu nổi không nữa?
- Thế con gái chú bệnh gì?- Bác Kiên vội hỏi.
- Thì ung thư máu thôi.
- Ai chẳng biết là ung thư. Ở đây ai mà chẳng thế. Tôi muốn hỏi là bệnh của nó ở thể M hay thể L hay dòng hạch cơ.
Chú đó lắc đầu:
- Em cũng không biết nữa. Bác sĩ ở khoa C7 bảo chuyển cháu lên khoa C8 để truyền hóa chất, nhưng mà họ bảo chỉ kéo dài thêm được bảy, tám tháng thôi vì bệnh của con em nặng lắm rồi.
Nghe bác Kiên nói vậy, tôi vội giải thích:
- Khoa này có tên là Khoa Ung thư Máu, nhưng đâu phải ai cũng bị bệnh này. Bệnh của bác cháu mình là bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thể L2 cơ mà.
Bác Kiên cười:
- Cháu điều trị ở đây một đợt rồi mà không biết. Ai phải vào đây, nghĩa là bị ung thư máu. Không tin cháu cứ đọc mấy cuốn sách kia đi.
Bác Kiên chỉ tay vào một đống sách đang được đặt trên bàn. Tôi tiến lại gần, lấy ra một cuốn sách và bắt đầu đọc. Tôi không nhớ rõ nhan đề của cuốn sách đó là gì, chỉ biết nội dung của nó nói về những bệnh ung thư. Bệnh ung thư máu được nói đến ngay ở trang đầu tiên của cuốn sách. Trong đó tác giả của cuốn sách có viết: Bệnh ung thư máu gồm những bệnh như U Lympho, bạch cầu tủy, bạch cầu dòng Lympho cấp. Nó còn có tên gọi khác là Lơ-xơ-mi cấp, Lơ-xơ-mi có nghĩa là máu trắng.
Đọc đến đây tự dưng tôi thấy choáng váng, tim đập dồn dập như vừa nghe được tin sét đánh. Tiếp tục đọc, tôi được biết những bệnh nhân như tôi thường có lượng bạch cầu trong máu tăng cao. Mà bạch cầu lại có màu trắng nên bệnh này còn được gọi là bệnh máu trắng.
Triệu chứng của những người bị bệnh giống như người bị cảm thông thường như sốt, đau đầu, ra mồ hôi trộm, chân tay nhức mỏi. Số lượng hồng cầu, tiểu cầu trong máu thường thấp nên sẽ gây ra hiện tượng khó thở, mệt và xuất huyết.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân như chúng tôi, kích thước của gan và lá lách đều to hơn bình thường do tế bào lạ tập trung ở đây.
Người viết cuốn sách này cũng thật tàn nhẫn, đọc từ đầu đến cuối mà tôi cũng chẳng thấy chỗ nào đề cập đến những thành tựu mới nhất của y học, để bệnh nhân còn có chút hy vọng. Cuốn sách chỉ nói chung chung, nước đôi như bác sĩ nói với những bệnh nhân bị ung thư máu là bệnh đã thuyên giảm, chứ không nói là bệnh đã khỏi hoàn toàn, vì trong tương lai bệnh có thể sẽ tái phát.
Rồi những bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh này thường bị suy sụp về tâm lý vì vậy mà gia đình, người thân, bạn bè là niềm động viên tốt nhất đối với họ. Nếu như cuốn sách đó không phải là của bác Kiên mà là của tôi thì khi đọc xong nó, tôi sẽ vứt đi ngay lập tức.
Tôi trở về phòng, mọi người đi đâu hết. Có lẽ mẹ tôi đang nấu cơm ở dưới sân bệnh viện. Căn phòng bình thường chật hẹp là thế mà sao tự dưng tôi thấy trống vắng quá.
Trời mùa Đông thật u ám
Chiều nay, bệnh viện đột nhiên mất điện càng khiến cho căn phòng thêm tối tăm. Những gì tôi vừa mới đọc được cứ lần lượt hiện lên trong đầu tôi. Vậy là điều tôi nghi ngờ, và không mong muốn nhất giờ đã thành sự thực.
Tôi đã bật khóc.>> Kỳ sau: Bùa hộ mệnh
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:23 pm


Đối với những bệnh nhân như chúng tôi, thẻ bảo hiểm y tế chính là “bùa hộ mệnh”, có thể tiếp tục điều trị được cũng là nhờ có nó.

Một ông cụ nằm ở khoa C7 Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương nói một câu, tôi không nhớ lắm nhưng đại ý: Khi nào ông chết, xin hãy đặt tấm thẻ bảo hiểm y tế lên bàn thờ ông.


Thẻ cứu vớt bệnh nhân nghèo


Vậy là lại sắp sang một năm mới, một nỗi lo nữa lại đến với những bệnh nhân ở đây. Sang năm mới cũng đồng nghĩa với việc thẻ bảo hiểm y tế dành cho người nghèo sẽ hết giá trị.


Tôi chứng kiến một bệnh nhân chỉ vì không có thẻ bảo hiểm y tế mà hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nên đành phải về nhà. Đến khi bệnh nhân ấy có thẻ bảo hiểm y tế thì bệnh trầm trọng và không thể cứu chữa.


Tôi đang dùng thẻ bảo hiểm y tế sinh viên. Sang năm mới, tôi sẽ được chuyển sang dùng thẻ bảo hiểm y tế dành cho người nghèo. Như vậy, tôi sẽ được bảo hiểm y tế chi trả toàn bộ tiền thuốc nằm trong danh mục bảo hiểm.


Càng gần bước sang năm mới, càng có nhiều bệnh nhân bất đắc dĩ phải ra viện, vì tài chính của họ không đủ chi trả viện phí trong vòng ít ngày, khi không có bảo hiểm y tế. Trong số đó có Huỳnh.


Trước khi về, Huỳnh đến gặp tôi, nói chuyện và hẹn tôi sau Tết Nguyên Đán gặp lại. Chi phí cho sáu đợt điều trị bằng hóa chất, khiến gia đình bạn ấy gần như kiệt quệ.


Bệnh viện không còn chật chội, đông đúc như trước nữa. Có giường không có bệnh nhân nào nằm, chuyện hiếm gặp tại bệnh viện này.


Phòng tôi chỉ còn tôi và Thắng. Chúng tôi đã truyền xong hóa chất và đang chờ các chỉ số trong máu lên để còn ra viện.


Thật buồn cười là cả tôi và Thắng đều không muốn ra viện vì thời gian đến Tết Nguyên Đán chỉ còn hơn một tháng. Nếu ra viện vào lúc này, rất có thể tôi sẽ phải lên viện trước Tết để truyền hóa chất đợt ba và khả năng phải đón Tết trong bệnh viện rất cao.


Tôi vẫn chưa hết đau dạ dày. Tôi mong vì chuyện này bác sĩ sẽ cho tôi ở lại điều trị thêm một thời gian nữa.


Hôm sau, khi tôi đang truyền thuốc, trong phòng chỉ còn lại hai người là tôi và Thắng, cả mẹ tôi và mẹ Thắng đã đi chợ, bỗng Thắng run bần bật, mỗi lúc một dữ dội. Cậu ta vơ vội lấy cái chăn để đắp.


Tôi chưa biết phải làm gì thì bố Oanh (quê Tam Cốc - Bích Động, Oanh đang học trung học thì phát hiện bị ung thư máu, phải nhập viện) và các bác đi chăm bệnh nhân chạy vào phòng tôi, người thì đi tìm bác sĩ, người lấy quạt sưởi để sưởi ấm cho Thắng.


Thắng sốt cao đến nỗi mọi người phải dùng một chiếc đũa ghè vào miệng vì sợ cậu ấy cắn phải lưỡi. Lát sau, bác sĩ và y tá đến lấy máu của Thắng để làm xét nghiệm và tiêm cho cậu ta một mũi thuốc hạ sốt, mười năm phút sau, Thắng cắt được cơn sốt.


Bệnh nhân mới


Phòng tôi vừa có thêm một bệnh nhân mới. Họ tên đầy đủ là Phùng Tắc Tỵ, cái tên rất lạ do bố cậu ta đặt cho.


Tỵ bằng tuổi tôi và Thắng nhưng nhỏ con hơn chúng tôi nhiều. Cậu ta chỉ nặng khoảng hơn ba mươi cân. Nhưng Tỵ có khả năng đi bộ rất nhanh. Cậu ta mặc cái áo bệnh nhân rộng thùng thình. Khi đi lại, cánh tay áo của cậu ta cứ vung lên, vung xuống, trông không khác gì nhân vật Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký.


Những lúc không phải truyền thuốc, Tỵ lại cuộn mình trong chiếc chăn bông ấm, trùm kín người. Nhiều người không biết, cứ tưởng không có ai nằm trong đó.


Tỵ rất ngại tiếp xúc với người khác. Hồi mới chuyển sang nằm ở phòng tôi, Tỵ hay liếc nhìn trộm những người trong phòng. Tôi có cảm giác như cậu ta sợ tất cả. Quê Tỵ ở Ba Vì, Hà Tây, nghe nói, đó là vùng quê thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp và từ chăn nuôi bò sữa.


Tỵ truyền hóa chất đợt này là đầu tiên nhưng không có bảo hiểm y tế.


Lại thêm một bệnh nhân mới khác. Anh tên Vịnh, người Hưng Yên. Anh Vịnh bằng tuổi anh hai tôi, hai anh em nằm cùng giường.


Anh kể, chuẩn bị sang nước ngoài làm việc thì bị bệnh. Bệnh của anh ở dòng hạch, anh được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai sang đây và chưa thể truyền hóa chất được vì sức khỏe của anh đang rất yếu.


Anh Vịnh có vẻ rất bi quan và tuyệt vọng, cả ngày chẳng thèm nói câu gì. Đó có lẽ là tâm trạng chung của hầu hết những bệnh nhân khi mới biết sự thật về căn bệnh mình đang mắc phải.


Kỳ sau: Chuyện tình cảm động của anh Nam

Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬT KÝ NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ- KÌ 9,10   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:26 pm


Kỳ 9:Chuyện tình cảm động của anh Nam
Tôi chưa từng trải qua cuộc tình nào và cũng chưa biết đến cảm giác của người đang yêu. Nhưng có sự thật mà ai cũng biết đó là mất đi người mình yêu sẽ rất đau khổ...
Chuyện tình cảm động của anh Nam


Thời gian nằm điều trị, tôi gặp anh Nam. Anh Nam quê ở Hưng Yên, đang học ĐH Bách khoa Hà Nội thì bị bệnh ung thư máu. Buổi tối, mẹ anh Nam thường sang phòng tôi chơi. Bác là giáo viên cấp hai. Bố anh là cán bộ trong ngành xi măng tỉnh Hà Nam.
Sau mấy lần điều trị hóa chất, anh Nam khỏe ra, anh quyết định bỏ trường ĐH Bách khoa, chọn trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông ở gần nhà cho tiện. Sáng nay, tôi gặp lại anh Nam và chị Biên đi khám định kỳ.
Da anh trông vẫn còn hơi xanh. Chị Biên thì dáng vẻ khỏe mạnh, một thời gian không gặp, giờ không những chị xinh đẹp hơn trước mà còn rất vui vẻ, lạc quan. Nhìn hai người đi khám định kỳ, mà tôi cảm thấy thèm được như họ.
Những người như anh Nam, chị Biên, Lệ Quyên hay Khỏe thực sự là những tấm gương để tôi nhìn vào mà phấn đấu. Người được đi khám định kỳ hàng tháng chỉ việc lên viện để lấy máu làm xét nghiệm vào buổi sáng, buổi chiều sẽ có kết quả. Nếu không có vấn đề gì, họ chỉ cần mua thuốc về nhà để uống.
Nhưng lần này thật không may, bệnh anh Nam lại tái phát. Ngay hôm sau, anh Nam được bác sĩ cho truyền hóa chất luôn, loại thuốc màu trắng dạng nước và thuốc đỏ. Hai loại thuốc này tôi và anh Nam đã truyền nhưng có vẻ như lần này liều lượng thuốc mà anh Nam phải dùng nhiều hơn tất cả mọi lần.
Anh nằm cùng giường với một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, có khi còn vệ sinh ngay tại chỗ. Thấy vậy, tôi liền nói với bố mẹ anh để cho anh nằm cùng giường với tôi vì tôi biết truyền hóa chất lần này anh sẽ rất mệt.
Từ lúc bắt đầu truyền hóa chất, anh Nam cứ nôn liên tục, anh không ăn được gì nhiều chỉ uống được một ít sữa.
Tối hôm đó, có một chị rất trẻ vào thăm anh Nam. Chị nắm tay anh và nói chuyện gì đó khá lâu. Trước khi về, chị nhìn anh rồi nói bằng một giọng rất ngọt ngào: “Vì em anh phải ăn nhiều vào đấy, không được buồn nữa, biết chưa?”. Anh Nam không đáp lại, vẻ mặt buồn rười rượi. Có lẽ, một người dù có lạc quan đến mấy mà ở trong hoàn cảnh này cũng khó mà vui được.
Đợi chị ấy về hẳn, tôi mới hỏi anh Nam. Anh cho tôi biết đó là người yêu của anh, tên là An, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Từ trước tới giờ tôi luôn cho rằng tình yêu thời sinh viên sẽ khó mà bền vững và không đi đến đâu. Hơn nữa, anh Nam lại đang mắc phải bệnh nan y này thì, rất có thể một thời gian ngắn nữa thôi, hai người sẽ chia tay nhau. Nhưng quan điểm ấy của tôi nhanh chóng bị đánh bại.
Mỗi buổi chiều sau khi tan học, chị An vào viện để cùng mẹ anh Nam nấu cơm cho anh ăn, rồi nói chuyện, động viên anh. Từ ngày có chị An đến chăm sóc, anh Nam vui hẳn, cười nói thoải mái.
Thật không may, sau truyền hóa chất, kết quả xét nghiệm tủy của đợt sáu cho thấy tế bào lạ trong cơ thể của anh Nam đột nhiên tăng lên tám mươi phần trăm. Mẹ anh không tin và yêu cầu bác sĩ cho anh đi làm lại xét nghiệm. Bác sĩ khẳng định kết quả là đúng. Chính vì vậy mà anh phải truyền hóa chất hết đợt thứ bảy. Đáng tiếc là tế bào lạ không lui hết.
Anh Nam bắt đầu cảm thấy mệt, da sạm đen. Chị An thường xuyên vào đây. Nghĩ lại tôi mới thấy mình thật đáng trách, hồi mới gặp chị và được anh Nam giới thiệu là người yêu mình, tôi đã hơi ngờ vực về tình cảm mà chị dành cho anh.
Thậm chí, có lúc tôi còn tự hỏi: “Liệu chị làm như vậy là vì một lý do nào chăng?”. Sau này, có lần tôi và chị tâm sự cùng nhau, chị nói bạn bè chị có người trách anh Nam rằng: Đã biết mình bị như thế còn không nói lời chia tay với chị, làm như vậy là không nghĩ cho chị. Nhưng chị đã thẳng thừng trả lời, những việc mà chị đang làm xuất phát từ tình cảm thực sự và chị sẽ quyết không để ý đến những lời trách móc từ bất cứ ai.
Chia lìa
Gần sáng, tôi vừa mới chợp mắt được một lát thì nghe mơ màng có tiếng gì đó ồn ào. Hình như có tiếng ai đó đang gọi nhau rất gấp gáp. Tôi tỉnh dậy thì thấy trong phòng mình đang có khá nhiều người, bác sĩ, y tá, cả máy thở oxy nữa.
Thì ra, anh Nam đang được các bác sĩ cấp cứu. Tôi thấy anh nằm bất tỉnh, mắt nhắm nghiền. Bác sĩ Hằng và chị An đang dùng tay ấn vào ngực anh. Có vẻ như anh đang rất khó thở. Mẹ anh ở bên ngoài vừa khóc vừa chắp tay khấn vái. Tôi sang phòng bên cạnh, nằm nhờ giường chú Hiền, tôi lo sợ điều xấu nhất sẽ xảy đến với anh Nam.
Khoảng năm phút sau, tôi nghe thấy tiếng ồn ào trong phòng tôi giảm dần rồi đột nhiên có tiếng gào khóc thảm thiết. Đó là tiếng khóc của người mẹ vừa mất đứa con trai duy nhất của mình.
Tôi khóc rất nhiều. Tôi khóc thương anh Nam, khóc thương cho bản thân mình. Kết cục của một người bị ung thư máu là thế đấy. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào và với bất cứ ai.
Tôi nằm và nghĩ miên man, đêm qua, nếu không phải anh mà là tôi được thần chết gọi đi thì sẽ ra sao nhỉ?
Chắc là gia đình và mọi người cũng khóc thương tôi. Tương lai rồi sẽ thế nào với tôi- một người đang mang trong mình căn bệnh quái ác? Liệu rằng tôi cũng giống như anh Nam?
Không, tôi tin mình sẽ vượt qua được tất cả. Để được như vậy, tôi phải cố gắng hơn nữa, quyết tâm hơn nữa. Để sau này, nếu tôi được gặp lại anh Nam ở một nơi mà anh đang đến, tôi sẽ vui mừng nói với anh rằng: “Chúng ta là những con người mạnh mẽ, chúng ta đã kiên cường chiến đấu với bệnh tật. Tôi không nằm chờ cái chết ngấm dần vào trong con người mình”.
Khoảng bảy giờ sáng, anh Nam được đưa về nhà. Vậy là mối tình đẹp giữa anh và chị An bị chia cắt bởi căn bệnh quái ác này. Một nghiệt ngã của cuộc đời.

Sau ngày anh Nam mất, chị An có đôi lần trở lại bệnh viện để tìm lại cái cảm giác ấm áp như hồi chị được chăm sóc anh. “Đến cổng bệnh viện, tôi vội vàng chạy thẳng vào phòng vô trùng- nơi anh đã nằm điều trị. Không nhìn thấy anh, tôi bước đến từng phòng, nhìn thật kỹ từng giường bệnh, tôi tìm kiếm và hy vọng sẽ tìm thấy anh.
Mọi người nhìn tôi, ánh mắt thiếu niềm tin của họ lại như đang an ủi, động viên tôi. Còn tôi có cảm giác như mình đang lạc vào giữa cõi thực và cõi ảo. Anh không còn nữa nhưng tại sao tôi vẫn cố tìm kiếm anh?
Tôi đang đánh lừa chính mình. Đã đi hết các phòng bệnh, tôi hụt hẫng chạy xuống vườn hoa của bệnh viện- nơi mà lần đầu tiên tôi đi dạo cùng anh, nơi anh thường tiễn tôi ra về mỗi khi tôi vào thăm anh. Sự thực là tôi đã mất anh...”, chị An viết.
Kỳ sau: Những cái chết bất ngờ trong đêm


Được sửa bởi SONGLAMEMDEM ngày Fri 26 Nov 2010, 3:27 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:26 pm


Kỳ 10 - Ra đi bất ngờ trong đêm


Chỉ trong một đêm mà hai người tôi quen biết bấy lâu nay chết. Có ai đó nói về các bệnh nhân ung thư máu rằng: mùa xuân là mùa nhập viện còn mùa hè là mùa ra đi.
Liệu đó có phải là kinh nghiệm được đúc kết lại từ rất nhiều bệnh nhân chữa trị ở đây không?
Trong đêm khuya vắng lặng, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe rõ tiếng ho của Huỳnh. Từ ngày nhập viện đến giờ, Huỳnh vẫn ho như vậy. Mẹ bạn ấy khi đến thăm tôi nói là Huỳnh cũng sốt cao và ho rất nhiều mặc dù vẫn chưa phải truyền hoá chất.
Sáu ngày nay, tôi vẫn sốt và chưa thể ra khỏi phòng được. Không biết giờ này Huỳnh ra sao? Chắc là bạn ấy cũng đang mệt như tôi thôi.
Anh Mạnh đêm qua cũng sốt nhưng cơn sốt của anh chỉ kéo dài trong một ngày. Đêm nay, tôi thấy anh đang ngủ ngon lành. Còn tôi thì không muốn ngủ. Tôi sợ nếu ngủ, tôi sẽ mãi mãi không thể mở mắt ra được giống như anh Nam.
Lúc này đây, tôi mới thực sự cảm nhận rõ được ranh giới giữa sự sống và cái chết đối với tôi thật mong manh. Những kỉ niệm cứ lần lượt ùa về trong tâm trí tôi.
Tôi nhớ những trò chơi mà ngày nhỏ những đứa trẻ như tôi thường hay nô đùa trong những đêm trăng sáng. Tôi nhớ đến thời đi học, nhớ những ngày mùa vất vả, mùi lúa mới thơm thoang thoảng tạo cho tôi cái cảm giác lâng lâng thật khó diễn tả. Tôi không sao quên được những trận bóng đá đầy hào hứng, vui vẻ của lớp 12A1 sau những buổi chiều tan học...
Nhưng hình như, tôi sắp phải mang theo những kỉ niệm đẹp ấy đến một nơi thật xa lạ. Theo Kinh Thánh thì nơi đó mới thực sự là cuộc sống vĩnh cửu của con người.
Lạy Chúa! Con chưa muốn phải rời xa thế giới này. Con không phải là một người quá tham lam vì con biết trên thế giới này đang có rất nhiều người cũng bị bệnh giống như con. Con chỉ xin Người hãy để cho con được làm một điều gì đó trên cõi đời này, dù đó là nhỏ bé nhưng cũng đủ làm cho con thấy hạnh phúc.
Khoảng hai giờ sáng, tôi không thể nào cưỡng lại được cơn buồn ngủ. Khá lâu rồi, tôi không ngủ được. Chỉ được khoảng một lúc, tôi phải thức dậy bởi tiếng ai đó đang khóc to quá.
Tôi mở to mắt và cố phán đoán xem âm thanh đó được phát ra từ căn phòng nào. Cũng gần với phòng tôi. Lẽ nào là Huỳnh? Không thể như thế được. Vì, trong tiếng khóc, tôi nghe rõ tiếng người phụ nữ đang gọi bố mình.
Tôi hỏi mẹ tôi:
- Ai đang khóc đấy hả mẹ?
- Chị Phượng đấy. Bác Kiên sắp mất rồi con ạ!
Nghe mấy người ngồi ngoài hành lang xì xào với nhau là bác Kiên bị xuất huyết não. Bác sĩ không còn cách nào cứu được nữa, người ta đang chuẩn bị đưa bác về nhà.
Khó tin quá! Sáng nay, bác gái còn bế cậu con trai vào viện thăm bác trai. Ban chiều bác Kiên còn sang phòng động viên tôi cố gắng. Tôi thấy bác vẫn khoẻ mạnh. Gặp con trai, bác càng vui mừng. Vậy mà giờ đây, bác lại sắp phải xa mọi người mãi mãi.
Dường như chị Phượng không tin vào những gì đang diễn ra.
- Không! Bố tôi vẫn chưa chết, bố tôi không thể chết được. Xin hãy cứu lấy bố tôi!
Khoảng ba giờ sáng, mọi người đưa bác Kiên về nhà. Bệnh viện yên ắng trở lại. Có lẽ, chứng kiến cảnh một người đang hấp hối, cảnh một người được bệnh viện đưa về đã trở nên quen thuộc với những người ở đây.
Khoảng ba mươi phút sau, mọi việc lại diễn ra đúng với những gì thường có. Tiếng ngáy lại vang lên, tiếng người ho dồn dập, khản đặc cứ như kiểu vừa phải kìm nén giờ mới có cơ hội.
Nhớ lại những gì vừa mới xảy ra, tôi thấy bác Kiên thật đáng thương. Chị Phượng - con gái bác vẫn chưa tốt nghiệp đại học. Cậu con trai của bác thì còn nhỏ quá, chưa đầy hai tuổi.
Tôi tự hỏi: “Nếu bác Kiên không chữa thuốc Nam mà vẫn truyền hoá chất giống tôi thì liệu có xảy ra chuyện này không?”. Cũng chưa thể khẳng định được điều gì cả, vì không phải bệnh nhân nào cũng đủ sức khỏe và nghị lực để vượt qua được các đợt truyền hóa chất.
Thêm một người ra đi
Bốn giờ sáng, các bác sĩ và y tá chạy qua phòng tôi rất vội vàng, chắc là ai đó đang phải cấp cứu. Đêm nay, họ phải làm việc thật vất vả. Lát sau, tôi nghe thấy tiếng bước chân của họ lững thững quay trở về. Tôi đoán chắc là bệnh nhân đó qua được cơn nguy kịch. Nhưng tôi đã nhầm. Chỉ ngay sau khi các bác sĩ ra về, tôi nghe thấy tiếng mẹ chị Biên gọi chị trong nước mắt:
- Biên ơi! Con ơi! Mở mắt ra đi con!
Tôi quay sang nhìn anh Mạnh, cả hai đều không nói gì nhưng thực ra chúng tôi đều biết chị Biên sắp vĩnh viễn rời xa thế giới này. Sau khi truyền xong hoá chất, bạch cầu trong máu của chị xuống thấp và chị cũng phải kích bạch cầu giống tôi. Chị Biên được kích đến lọ bạch cầu thứ tám mà nó vẫn không thể lên được.
Anh Mạnh cùng những người khác đến phòng chị. Người ta giúp mẹ chị thu dọn đồ đạc và chuẩn bị đưa chị về quê. Mẹ chị ngất xỉu.
Chị Biên - sinh viên trường luật, vừa tốt nghiệp đại học. Tương lai đang chờ đón chị phía trước. Trước đây, chị nói với tôi: “Sau khi truyền xong hoá chất, chị sẽ xin bác sĩ để được ghép tủy”. Chị rất hy vọng vào phương pháp chữa trị này. Nhưng bây giờ thì nguyện vọng ấy cũng không thể thực hiện.
*****
Chiều hôm đó, Huỳnh ra viện. Không phải bác sĩ cho Huỳnh về mà bạn ấy cứ nhất quyết đòi về nhà ngay trong đêm để còn kịp chuyến tàu về Nghệ An. Trước khi Huỳnh về, tôi và anh Mạnh đến thăm bạn ấy. Vừa đi, tôi vừa phải vịn vào người anh Mạnh. Đến nơi, chúng tôi thấy bố Huỳnh đang thu dọn đồ đạc còn Huỳnh thì nằm co quắp trên giường bệnh.
Huỳnh vẫn ho. Thấy chúng tôi đến, Huỳnh ngước mắt nhìn rồi không nói gì. Tôi cầm tấm chứng minh thư nhân dân của Huỳnh lên và không thể nhận ra được người trong ảnh lại chính là Huỳnh hai năm trước. Đó là một bạn nữ rất xinh, mái tóc xõa ngang vai, nét mặt rạng ngời và nụ cười chất chứa sự lạc quan, yêu đời.
Hai hôm sau, trong khi tôi đang ngủ thì Lệ Quyên gọi điện. Bạn ấy vừa khóc vừa nói với tôi:
- Toán ơi! Cái Huỳnh, nó mất rồi. Nó mất hôm qua. Nó biết mình sắp chết, nên mới nhất quyết đòi bố mẹ cho về ngay trong đêm hôm đó.
Có rất nhiều cách chết của người bị ung thư máu. Chết như Huỳnh là chủ động lựa chọn. Rất ít người làm được điều ấy
Huỳnh biết mình sắp chết nhưng lại không tỏ ra cho ai biết. Nếu là Huỳnh khi đó, khi mà sự sống chỉ còn được tính bằng ngày, bằng giờ, tôi sẽ làm sao đây?
Chẳng lẽ tôi lại cứ khóc lóc mà oán trách cuộc đời sao quá bất công với mình ư?
Không, chắc tôi cũng giống Huỳnh. Tôi sẽ cố gắng tận dụng quãng thời gian ngắn ngủi còn lại để cảm nhận những gì tốt đẹp trên thế gian này, cố gắng hoàn thành ước nguyện của mình.
Kỳ sau: Bệnh nhân trẻ và tương lai
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬT KÝ NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ- KÌ 11,12   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:29 pm


Bệnh nhân trẻ như tôi đang điều trị tại bệnh viện này không ít. Ngoài tôi, anh Mạnh, anh Duyên, còn có Dũng và Quý. Dũng và Quý ít tuổi nhất trong hội. Quý năm nay mười sáu tuổi còn Dũng mười bảy. Cả hai đang học cấp ba thì bị bệnh.
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! K11

Nguyễn Văn Toán (phải) tặng hoa chúc mừng Báo Tiền phong

Còn nước còn tát
Trong số những anh em trong hội chơi với nhau, có lẽ Quý là người để lại ấn tượng nhiều nhất cho bác sĩ. Quý bắt đầu nhập viện lúc giáp tết. Em nằm ngay cạnh phòng tôi, khi đó tôi đang phải khổ sở với việc hậu môn bị lở, loét, đau nhức nên cả ngày đều nằm trên giường không đi ra khỏi phòng được.
Phòng tôi và phòng Quý nằm được ngăn cách nhau bởi một tấm nhựa mỏng, nhưng có một chỗ bị mất lớp sơn bên ngoài, nên người ở hai phòng vẫn nhìn thấy nhau.
Lúc mới nhập viện, trông Quý khỏe và có thể tự đi lại được. Nhưng chỉ ít ngày sau đã thấy em nằm bất tỉnh, xung quanh là máy thở oxy, máy trợ tim.
Có ngày, Quý cấp cứu tới hai, ba lần. Sau đó, bụng Quý phình to như hồi đợt điều trị đầu tiên tôi bị đau bụng đi ngoài vậy. Đó là do hạch trong ổ bụng của em bị vỡ và bác sĩ đã phải dùng kim để hút dịch ra.
Nằm ở phòng bên này, tôi quan sát rất rõ việc đó. Bác sĩ Khánh dùng tay nắn bụng em rồi cắm kim trực tiếp vào bụng, chỗ bên hông ngay ở dưới mạng sườn một đoạn ngắn.
Đầu còn lại được nối với sợi dây truyền dịch, nước trong bụng em chảy qua cây kim, rồi ống dây truyền ra ngoài là một thứ nước màu vàng nhạt. Nhờ vậy mà bụng em mới xẹp xuống một chút.
Càng ngày, bệnh của Quý càng nguy kịch. Bác sĩ dường như đã hết cách. Tôi thấy bố em vừa khóc vừa gọi điện thoại cho mọi người để chuẩn bị đưa em về nhà.
Thế rồi vào phút cuối, gia đình em lại quyết định giữ Quý ở lại bệnh viện để các bác sĩ truyền hóa chất với hy vọng “Còn nước, còn tát”.
Thật bất ngờ, từ khi truyền hóa chất, cơ thể Quý dần dần hồi lại. Mấy ngày sau, em có thể ngồi dậy và ăn cơm. Bây giờ, vẫn phải điều trị nhưng trông em khỏe mạnh và rất đẹp trai.
Chuyện tương lai
Vào những buổi chiều mát, mấy bệnh nhân trẻ chúng tôi thường đi dạo quanh Bệnh viện Bạch Mai rồi đến Bệnh viện Việt - Nhật. Đi đến đâu, chúng tôi cũng bị mọi người để ý đến vì chúng tôi có kiểu tóc không bình thường.
Sau những lần đi dạo cùng nhau như vậy, chúng tôi cảm thấy rất vui và hiểu nhau hơn. Tôi nhận ra rằng, cuộc sống bên ngoài bệnh viện thật nhộn nhịp, thật sôi động, khiến tôi thấy hy vọng vào tương lai sau khi tôi điều trị bệnh xong.
Nói đến tương lai, tôi lại phải suy nghĩ. Tương lai rồi sẽ ra sao đối với tôi và những người bạn tôi - những con người không may mắc phải căn bệnh này?
Tôi đã nghỉ gần một năm để điều trị bệnh. Không biết năm học sắp tới đây, tôi có thể theo học tiếp được không? Những bệnh nhân cùng chữa bệnh với tôi và cả những người trong gia đình tôi nữa, họ đều khuyên tôi nên tiếp tục nghỉ học, cho đến khi khỏe hẳn.
Nếu phải nghỉ học sẽ là một sự thiệt thòi rất lớn đối với tôi. Bốn năm hoặc năm năm nữa, các bạn tôi hầu hết đều đã có tấm bằng đại học nhưng, quan trọng là, họ được sống và trải qua thời sinh viên với rất nhiều kỉ niệm đẹp, những kỉ niệm đáng nhớ. Tương lai rồi sẽ rất rộng rãi đối với họ.
Còn tôi? Chẳng lẽ những ngày tháng còn lại, tôi phải sống trong sự nhàm chán? Tôi sống mà không có được tự do bởi vì căn bệnh quái ác này đang chế ngự cuộc sống của tôi.
Và tôi sẽ phải tự hỏi: “Tôi đã chuẩn bị được những gì cho cái ngày tồi tệ ấy? Đó là ngày mà căn bệnh này sẽ quay lại tìm tôi. Liệu đó có phải là số phận của tôi không?”.
Không, tôi không tin. Dù thế nào đi nữa, tôi cũng quyết không cam chịu. Năm nay, tôi mười chín tuổi. Tôi sẽ còn làm được rất nhiều việc. Học đại học không phải là con đường duy nhất để có thể bước vào đời và khẳng định mình.
Đúng vậy, sau khi điều trị xong, nghỉ ngơi một thời gian nữa cho lại sức, tôi sẽ theo học ngoại ngữ, học về kinh tế hay bất cứ lĩnh vực nào mà tôi cho là phù hợp với mình. Như vậy, gia đình tôi cũng bớt lo lắng cho tôi.
Cũng có lần tôi và anh Duyên nói chuyện với nhau về chủ đề: “Làm gì sau khi được ra viện?”. Tôi hỏi anh:
- Anh Duyên này, hết đợt điều trị này là anh được đi khám định kì. Vậy sắp tới anh sẽ làm gì?
Ngập ngừng một lát rồi anh trả lời:
- Anh cũng chưa biết nữa. Nếu khỏe thì anh sẽ học tiếp năm học cuối để lấy bằng đại học và đi làm. Nếu không, anh sẽ ở nhà và mở quán Internet.
- Em tưởng nếu anh không học nữa thì anh sẽ lấy vợ?
- Lấy vợ? Lấy ai? Mà ai thèm lấy mình? Lấy vợ để dẫn nhau vào viện ở à?
Tôi vội giải thích:
- Thì em cũng chỉ đùa thế thôi. Mà anh có vẻ bi quan quá. Phải lạc quan lên chứ.
- Vậy còn em thì sao?
- Chắc là em sẽ không học đại học nữa. Với lại nếu vừa mới chữa bệnh xong mà đã đi học luôn thì em sợ sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Em không muốn mọi người phải lo lắng nhiều cho mình. Thế anh mong được bao nhiêu năm thì căn bệnh của mình mới tái phát?
Anh Duyên thở dài, suy nghĩ rồi nói:
- Năm năm là đủ lắm rồi. Trong thời gian đó mình cũng làm được khá nhiều việc rồi.
- Em cũng mong được như vậy. Hy vọng đến lúc đó y học có thuốc đặc trị căn bệnh này.
Năm năm ư? Liệu tôi có tham lam quá không nhỉ? Tôi nghĩ là so với những gì chúng tôi đã phải trải qua trong quá trình điều trị bệnh thì chúng tôi xứng đáng được hưởng như vậy.Kỳ sau: Chuyện thầy cúng và thử thách cuối cùng
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:30 pm

Kỳ 12 - Chuyện thày cúng và thử thách cuối cùng


Những ngày trong bệnh viện, tôi được nghe kể khá nhiều câu chuyện thú vị. Có những chuyện không biết nên tin hay không.
Có bệnh vái tứ phương
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Ky12

Nguyễn Văn Toán tại bãi biển Nam Định

Hôm nay, chú Hùng quê ở Hà Tây sang phòng tôi chơi. Bệnh của chú cũng ở thể L2 giống như tôi. Chú Hùng đã truyền xong hóa chất đợt thứ năm và cũng mới lên viện được ít ngày để chuẩn bị truyền hóa chất đợt thứ sáu.
Vừa rồi, kết quả xét nghiệm tủy của chú Hùng cũng rất tốt, không còn xuất hiện tế bào lạ trong máu cũng như trong tủy. Chú có ý định thôi truyền hóa chất và sẽ xin bác sĩ cho đi khám định kì.
Nhưng khi được bác sĩ động viên nên truyền thêm một đến hai đợt hoá chất nữa cho đúng với phác đồ điều trị, chú Hùng nghe theo. Chú nói với tôi:
- Lần này chắc chắn tớ sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
- Sao chú tự tin khẳng định thế?- Tôi cười và hỏi lại.
Chú Hùng nói nhỏ với tôi có vẻ rất bí mật:
- Một ông thầy ở Hà Nội phán cho tớ thế.
- Thật hả chú? Thế phương pháp điều trị của ông ấy là gì vậy?
Chú Hùng nói với giọng khâm phục:
- Ông thầy này giỏi lắm, có thể nói chuyện được với người đã chết. Theo ông, bệnh của mình thực ra là bệnh của vong hồn người khác nhập vào mình gây ra. Muốn chữa bệnh cho mình, trước hết phải chữa bệnh cho vong hồn người chết. Ra viện, chắc chắn tớ sẽ đến nhà ông ấy để theo chữa bệnh.
Nghe đến đây thì tôi liền phá lên cười. Người ta nói “Có bệnh thì vái tứ phương”, quả không sai. Với căn bệnh này, ngoài phương pháp điều trị bằng hoá chất của tây y như tôi đang theo chữa ra, tôi mới chỉ nghe nói đến chuyện người ta chữa bệnh bằng thuốc lá, bằng sừng tê giác mài ra hoà với nước để uống…
Nhưng giờ thì tôi lại được biết thêm một cách điều trị mới, chữa bệnh cho vong hồn người đã chết, rồi mới chữa bệnh cho người đang sống.
Nghe có vẻ rất thần bí và hấp dẫn. Tôi bèn hỏi tiếp:
- Thế ông thầy ấy làm cách gì mà có thể chữa bệnh cho vong hồn và cho người còn sống hả chú?
- Trước tiên, ông sẽ làm một cái lễ thật lớn để tiễn vong ra khỏi người mình. Sau đó, ông sẽ đưa cho mình một thứ nước (thuốc tiên). Mình sẽ phải dùng một que tăm nhúng vào thứ nước ấy rồi chấm chín nốt thật nắn nót lên ngón tay trỏ.
Cuối cùng, khoanh tròn một vòng quanh ngón tay đó. Khi làm phải thật thành tâm kẻo sẽ bị Thánh phạt. Đã có một bà không tin, nên vừa làm vừa cười rồi chấm nhoè nhoẹt chín nốt lên ngón tay. Không những không khỏi được bệnh mà bà ta còn bị Thánh phạt cho chín ngày không đi lại được, lúc nào cũng phải há miệng cười ha hả.
Từ trước tới giờ tôi đã đọc khá nhiều truyện ma, xem phim kinh dị, ma, quỷ cũng nhiều không kém. Nhưng tôi không tin lắm vào chuyện có ma thật vì chưa gặp bao giờ.
Bởi thế tôi không tin vào cách chữa bệnh của ông thầy mà chú Hùng nói. Nó không hề có một chút cơ sở khoa học nào. Có thể nói đó là một sự mê tín nhưng vẫn có rất nhiều người theo chữa vì niềm khao khát sống đã đẩy lui mọi suy nghĩ của họ.
Thử thách cuối cùng
Thử thách khó khăn nhất mà những bệnh nhân như tôi phải vượt qua được chính là thời gian sau khi truyền hoá được một đến hai tuần.
Lúc đó, các chỉ số trong máu sẽ xuống thấp đồng thời xuất hiện những gì mà tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra. Tôi vẫn chưa cảm thấy điều gì bất thường trong cơ thể, nhưng còn chú Chiến và Tỵ thì bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và sốt.
Chú Chiến không còn chơi cờ tướng như mọi ngày nữa. Chú đang sốt, máu chảy ra ở chân răng, chú còn bị đau ở mạng sườn nữa. Một mình Thương rất vất vả chăm sóc bố. Em gọi điện về nhà, nhưng mấy ngày nữa bà ngoại em mới có thể lên viện chăm sóc bố giúp em được.
Nhìn sang phòng Tỵ, cậu ta đang phải khổ sở với những cơn ho dữ dội tưởng chừng như sắp đứt hơi. Có lúc, Tỵ còn ho ra máu, vì phổi của cậu ấy bị ảnh hưởng nặng.
Ba ngày trước khi được bác sĩ cho ra viện, tôi bị đau xương.
Hôm đó, sau khi ngủ dậy, tôi cảm thấy đau nhức khắp người, nhất là ở hai đầu gối, khiến cho không thể đứng dậy được. Cả ngày tôi phải nằm trên giường vì chỉ cần một cử động nhẹ cũng khiến cho tôi thấy nhức nhối, khó chịu.
Bác sĩ Hưng nói hiện tượng đó không đáng lo ngại, dần dần rồi tôi sẽ khỏi. Đúng như vậy, chỉ hai ngày sau, tôi thấy bớt đau và tôi bắt đầu tập đi lại. Lúc đầu, tôi tập đi ở trong phòng, tay vịn vào thành giường, dần dần tôi có thể tự đi lại được.
Hôm ra viện, tôi đến phòng thăm chú Chiến. Chú được chuyển vào nằm ở phòng cấp cứu và đang phải thở bằng máy thở oxy.
Bà ngoại của Thương cũng mới lên đây để cùng em chăm sóc cho bố. Lúc tôi đến, chú đang ngồi ủ rũ, đôi mắt dại đi vì đau, khuôn mặt của chú nhợt nhạt. Chú Chiến nói mấy đêm nay chú không ngủ được vì, mỗi khi nằm ngủ, chú thấy rất khó thở. Giọng chú thều thào. Đúng là chú đang rất mệt.
Chú Chiến và Tỵ đều bị viêm phổi nặng, nhưng chú Chiến không ho như Tỵ, mà chỉ cảm thấy đau ở mạng sườn.
Ngồi nói chuyện, động viên chú một lát rồi tôi chào chú ra về.
Đi qua phòng Tỵ, tôi thấy cậu ấy đang ngủ. Đó có lẽ là giấc ngủ hiếm hoi của Tỵ kể từ khi cậu ấy bắt đầu bị ho.
Hy vọng chú Chiến và Tỵ sẽ sớm bình phục và được ra viện giống như tôi.
Sinh hoạt của một bệnh nhân vừa mới ra viện như tôi thì vẫn chưa thể bình thường được. Tôi hầu như không phải làm bất cứ một công việc nào, ngay cả việc tắm giặt hàng ngày tôi cũng chưa thể tự làm được mà phải do mẹ tôi giúp. Lý do chính là mẹ không muốn tôi tiếp xúc với nước lạnh, hoá chất. Mẹ tôi sợ đó sẽ là nguyên nhân chính khiến cho căn bệnh của tôi có thể sớm tái phát.
--------------------

Hết thời gian ba tuần được nghỉ ở nhà, tôi lại phải lên viện. Nhưng không phải là để truyền hóa chất như mọi lần, mà là để xin bác sĩ cho tôi được đi khám định kì. Bác sĩ chấp nhận nguyện vọng ấy của tôi. Khoảng bốn giờ chiều, tôi nhận được kết quả, sau đó, bác sĩ kê đơn cho tôi mua thuốc về nhà uống trong vòng một tháng.


Kỳ sau: Những người may mắn
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬT KÝ NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ- KÌ Cuối   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 26 Nov 2010, 3:31 pm



Kỳ 13 Những người may mắn


Đối với những người bị bệnh ung thư máu như chúng tôi, vượt qua được những đợt điều trị bằng hoá chất là một sự may mắn rất lớn.
1. Hành trình để đi đến cái đích là ngày được ra viện, được đi khám định kỳ, với chúng tôi, thật không dễ chút nào.
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Ky13phay

Nguyễn Văn Toán và bạn
Và nhiều người trong số chúng tôi không thể đi hết hành trình ấy. Họ có thừa sự quyết tâm và nghị lực, nhưng có một thứ mà, theo tôi, họ chưa có được.

Đó là sự may mắn. Đối với tôi, anh Duyên, Lệ Quyên hay những bệnh nhân khác, những người vẫn còn được thấy sự sống trên trái đất này, chúng tôi may mắn hơn họ.
Người mà tôi muốn nói tới đầu tiên chính là chú Hiền- một người rất may mắn. Chú Hiền trải qua rất nhiều đợt điều trị bằng hóa chất tại bệnh viện K và thời gian lâu nhất mà chú được đi khám theo định kì là khoảng một năm rưỡi, sau đó bệnh của chú tái phát.
Chú Hiền được giới thiệu đến Bệnh viện Huyết học & Truyền máu Trung ương trong tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Theo phác đồ điều trị mới, chú phải truyền bốn đợt hóa chất, sau đó sẽ ghép tủy. Nhưng khi chú truyền đến đợt hóa chất thứ ba, thuốc tỏ ra không có hiệu quả và chú phải đổi thuốc.
Khi biết tin ấy, chú Hiền và mọi người rất buồn và thất vọng nhưng rồi chú cũng quyết định tiếp tục truyền hóa chất. Thuốc mới gây ra rất nhiều tác dụng phụ tưởng chừng chú không thể vượt qua.
Sau đợt điều trị đầu tiên bằng thuốc mới ấy, tình trạng bệnh của chú Hiền vẫn như thế. Không những vậy, hạch trong ổ bụng của chú vẫn phát triển to hơn và xuất hiện nhiều hơn. Bác sĩ nói chú vẫn phải tiếp tục truyền hóa chất. Chú Hiền suy nghĩ rất nhiều về việc này. Cuối cùng, chú quyết định không điều trị bằng hóa chất nữa.
Sau gần năm năm kiên cường chống chọi với căn bệnh này, bây giờ chú muốn được nghỉ ngơi, được có những ngày tháng vui vẻ, thoải mái bên gia đình và mọi người.
Thật không ngờ, từ khi về nghỉ ở nhà, chú Hiền khỏe mạnh hơn rất nhiều. Tôi và chú vẫn hay liên lạc với nhau, kể cho nhau nghe về tình hình sức khỏe của mỗi người.
Chú Hiền nói hiện giờ chú ăn uống rất tốt, kích thước của hạch cũng nhỏ hơn một chút và điều quan trọng là chú thấy trong người khỏe mạnh, tâm trạng cũng thoải mái. Có lần chú còn khoe với tôi là chú đã vác được những bao hàng nặng tới sáu mươi cân mà không thấy mệt mỏi. Không biết yếu tố nào giúp cho chú được như vậy nhưng, theo tôi, chú may mắn hơn rất nhiều người.
2. Còn em Khỏe, sau khi truyền xong hoá chất đợt thứ năm, phổi của em bị ảnh hưởng nặng. Bác sĩ cho Khỏe thôi truyền hóa chất.
Theo đúng phác đồ điều trị, Khỏe phải truyền thêm ít nhất một đợt hóa chất nữa mới được đi khám định kì. Nhưng một năm trôi qua kể từ ngày em ra viện, em vẫn khỏe mạnh, những lần xét nghiệm máu và tủy đều cho kết quả rất tốt.
Mẹ của Khỏe còn phàn nàn với tôi là em rất hay đi chơi cùng bạn bè, cô sợ việc đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của em. Cô lo sợ cũng là điều dễ hiểu vì em được như ngày hôm nay thật không dễ dàng chút nào.
Đó là cả một thử thách lớn mà em phải rất cố gắng và có nghị lực mới có thể vượt qua được. Cô không muốn tất cả những cố gắng đó của em trở nên uổng phí chỉ vì em không ý thức được bản thân mình.
Sự thật là Khỏe đã tạm thời thoát khỏi căn bệnh ung thư máu quái ác và em đang dần dần hồi phục sức khỏe. Hiện nay, em không tiếp tục theo học nữa mà ở nhà cùng với mẹ. Mẹ em không đi làm ăn ở xa nhà nữa kể từ khi em bị bệnh. Cô luôn ở bên cạnh chăm sóc cho em.
Ngôi nhà nhỏ của gia đình Khỏe mà theo như những gì mẹ em miêu tả thì có thể hiểu đó chỉ là một túp lều nằm ở cánh đồng. Túp lều ấy ngày ngày vẫn được sưởi ấm bởi tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Khỏe phải trải qua một tuổi thơ với rất nhiều những thiệt thòi, một cuộc sống khó khăn khi bị căn bệnh này hành hạ.
Nhưng qua rồi những tháng ngày ấy, giờ đây, cuộc đời sẽ bù đắp lại cho em những gì mà em không được hưởng. Hy vọng rằng may mắn sẽ còn đứng về phía em, về phía tất cả chúng tôi không chỉ lúc này mà còn mãi về sau.
3. Anh Duyên đang là sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Vậy là mong muốn điều trị xong bệnh, khoẻ mạnh và trở lại trường học của anh đã trở thành hiện thực.
Việc học hành đối với anh Duyên cũng hơi vất vả một chút nhưng, bù lại, anh có thêm nhiều niềm vui. Trong tương lai, anh sẽ trở thành một kỹ sư xây dựng cầu, đường.
Trong số người bạn chữa bệnh cùng tôi, Lệ Quyên là người mà tôi thường xuyên liên lạc nhất. Sau một năm nghỉ ngơi ở nhà. Sắp tới Quyên sẽ theo học về ngành kế toán hoặc tin học. Bạn ấy cho tôi biết, đó không phải là mơ ước của Quyên. Đó là ý kiến của gia đình muốn bạn học như vậy để công việc được thuận lợi sau này.
Nhưng Lệ Quyên lại thích học về lĩnh vực thời trang, bạn mơ ước được trở thành một nhà tạo mốt, thiết kế thời trang. Theo tôi, công việc đó cũng rất thích hợp với Quyên và Quyên chắc chắn sẽ thực hiện được nếu như bạn ấy không bao giờ từ bỏ mơ ước của mình.
Niềm vui lớn nhất đối với mỗi người từng bị ung thư máu như chúng tôi không gì khác là có một sức khỏe tốt để học tập, để làm việc như bao người bình thường. Mỗi khi gặp mặt, hoặc hỏi thăm về nhau và biết được các bạn mình vẫn khỏe mạnh, là chúng tôi rất mừng. Niềm hy vọng trong tôi đang lớn lên theo từng ngày, mỗi người bạn là một nguồn hy vọng đối với tôi.
Chúng tôi nâng niu, trân trọng cuộc sống này hơn lúc nào hết vì mỗi người trong số chúng tôi đều hiểu rằng chúng tôi là những người may mắn!Nguyễn Văn Toán
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
quangngoc570
Thành Viên
Thành Viên
quangngoc570


Chỗ ở hiện nay : Thanh Nho-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 40
Points : 77
Thanked : 3
Tham Gia Từ : 07/11/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptySat 27 Nov 2010, 10:57 am

moi ca moi hoa
moi nha moi canh!
Về Đầu Trang Go down
giangcute
Thành Viên
Thành Viên
giangcute


Chỗ ở hiện nay : PHONG THỊNH-THANH CHƯƠNG-NGHỆ AN
Posts : 10
Points : 12
Thanked : 0
Tham Gia Từ : 22/10/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptySat 27 Nov 2010, 9:33 pm

bao giờ đèn tắt.... nếu có người che chở có lẽ nó sẽ có thể chống chọi được với biết bao cơn giớ nữa.. nhưng liệu ai có thể che chở cho nó đây??????????????????????????????????????????????????????????????
Về Đầu Trang Go down
kabuki
Thành Viên
Thành Viên
kabuki


Chỗ ở hiện nay : 9b/cat van
Posts : 49
Points : 69
Thanked : 3
Tham Gia Từ : 17/11/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptySat 27 Nov 2010, 9:41 pm

xã hội. lương tâm. ngoài kia có nhiều người tốt lắm. nhìn thoáng một chút đi bạn. đừng có tiêu cực rứa chưa!!
Về Đầu Trang Go down
tc3
Thành Viên
Thành Viên



Chỗ ở hiện nay : huế
Posts : 33
Points : 67
Thanked : 3
Tham Gia Từ : 06/04/2011

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 20 May 2011, 7:59 pm

Một tinh thần tuyệt vời! Một câu chuyện cảm động!! Chúc mừng anh đã khỏe bệnh!! Chúc anh luôn học giỏi,thành công,mạnh khỏe!!
Về Đầu Trang Go down
bapngot92
Thành Viên
Thành Viên



Chỗ ở hiện nay : phong thinh_thanh chuong_nghe an
Posts : 45
Points : 61
Thanked : 4
Tham Gia Từ : 20/02/2011

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptySat 21 May 2011, 1:31 pm

ng dau ma vo duyen wa troi
hai vay ma cung dua len
Về Đầu Trang Go down
thuynga
THÀNH VIÊN TÍCH CỰC
THÀNH VIÊN TÍCH CỰC
thuynga


Chỗ ở hiện nay : Thanh An
Posts : 58
Points : 62
Thanked : 1
Tham Gia Từ : 26/12/2010

Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! EmptyFri 19 Aug 2011, 12:09 am

Đúng là ngòn đèn trước gió.....Nhưng dù sao đèn vẫn có sức sống mãnh liệt...vẫn tỏa sáng... Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! 26969
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!   Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!! Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Hãy đọc và cảm nhận: Ngọn đèn trước gió!!!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» chan ngon soc nay ba con
» châm ngôn hay....
» Nỗi nhớ trước màu đông
» Thi ĐH, CĐ 2011 giữ ổn định như năm trước-Các bạn khối 12 nên xem
» Lưu ý chung Box Văn thơ, vui cười (đọc kĩ truóc khi viết bài)!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 :: THƯ GIÃN VÀ GIẢI TRÍ :: Vui cười-
Chuyển đến