DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
songlamemdem (490)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
123break (218)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
dien dan tc3 (140)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
tieuzai9x (118)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
gabong (99)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
ButXiTin (90)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
bolide (88)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
sen_bo_hung (87)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
bunleo (85)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
linhtinh (84)
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_lcapDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Voting_barDIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Vote_rcap 
Latest topics
» Hình ảnh họp mặt chơi tết 12A3
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby songlamemdem Thu 01 Mar 2012, 9:06 pm

» [Show] Ảnh thành viên
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby songlamemdem Tue 28 Feb 2012, 9:10 pm

» đại học công nghiệp tuyển sinh liên thông ngành kế toán năm 2012
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby tuyensinh.net Thu 23 Feb 2012, 9:30 am

» MẪU HỒ SƠ DỰ THI ĐH-CĐ HOÀN CHỈNH
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby hoasua Mon 20 Feb 2012, 7:27 pm

» [Hình ảnh] Thanh chương 3 97/2000 hop lần đâu
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby tutue*** Mon 20 Feb 2012, 3:54 pm

» Mình chia tay rồi mà em
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby hoangtumayman Thu 16 Feb 2012, 5:37 pm

» Game cho điện thoại di động, trúng thưởng lớn
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby queenbe Thu 16 Feb 2012, 11:33 am

» Phần mềm chat cho ĐTDĐ-siêu rẻ, siêu tiện ích, kết nối Yh
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby queenbe Thu 16 Feb 2012, 10:30 am

» Thành viên tự giới thiệu!!!
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby tai12b Tue 14 Feb 2012, 8:39 am

» Hankiem.com - Webgame kiếm hiệp nhập vai hot nhất 2012 - alphatest 15/2/2012
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby hankiem Tue 14 Feb 2012, 2:29 am

» học bổng-du học
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby khoaimai Sun 12 Feb 2012, 8:29 pm

» Kêu gọi ủng hộ diễn đàn gia hạn tên miền
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby songlamemdem Tue 07 Feb 2012, 7:58 am

» anh em nào muốn gia nhập vào hội độc thân đăng ký
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby bunleo Mon 06 Feb 2012, 8:27 pm

» Tuyển sinh năm 2012 của Trường trung cấp Đại Việt Tp.HCM
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby linhnguyenpy255 Thu 02 Feb 2012, 3:22 pm

» Bảng điện tử tra cứu Những điều cần biết tuyển sinh ĐH-CĐ
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Emptyby songlamemdem Thu 02 Feb 2012, 2:03 pm


 

 DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Empty
Bài gửiTiêu đề: DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM    DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  EmptyFri 26 Nov 2010, 8:15 am

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!Kính thưa các quý vị đại biểu!Thưa các em học sinh vô cùng thân mến!Trong buổi lễ kỉ niệm 28 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, chúng ta không khỏi bùi ngùi thương tiếc những người thầy giáo một thời đã từng gắn bó, dìu dắt bao nhiêu thế hệ học trò trưởng thành dưới mái trường này đã mãi mãi ra đi trong vòng một năm qua.Xin mọi người hãy dành một phút cúi đầu để cùng tưởng nhớ nhà giáo ưu tú Lê Đình Vợi- người Hiệu trưởng hơn 30 năm trời dày công tận tuỵ, tưởng nhớ nhà giáo tài năng Nguyễn Kim Kì, tưởng nhớ các thầy giáo Lê Đình Bút, thầy giáo Trần Văn Thao.Chưa đến lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập trường mà chúng ta đã thiếu vắng hình bóng của các thầy, thật không lấy gì bù đắp nổi. Cầu xin cho linh hồn các thầy siêu thoát và luôn dõi theo, phù hộ cho thầy và trò nhà trường luôn hoàn thành sứ mạng cao cả và thiêng liêng trong sự nghiệp trồng người hôm nay.Thưa...Thưa...Suốt một đời lặng lẽ mà nhọc nhằn, có những giờ phút đắng cay, có nhiều ngày cơ cực nhưng chúng ta cũng có một ngày thật hạnh phúc. Đó là Đảng và Nhà nước dành cho chúng ta để xã hội và chúng ta cùng nhau tôn vinh NGHỀ DẠY HỌC, tôn vinh NGƯỜI DẠY HỌC. Xã hội tôn kính gọi người làm nghề dạy học bằng một tiếng thiêng liêng đó là tiếng Thầy, viết bằng một chữ hoa đẹp đẽ đó là chữ Thầy.Trải bao biến thiên của lịch sử và thăng trầm của thời đại xã hội - chỗ đứng của Thầy luôn được xã hội đặt để ở một vị trí có thứ bậc cao.Trong xã hội phong kiến, người Thầy có vị trí đặc biệt, chỉ đứng ở vị trí thứ hai sau vua: Đó là tư tưởng QUÂN – SƯ – PHỤ. Ở xã hội này người Thầy được trọng dụng và đề cao hơn cả - Thầy được coi là mẫu mực, khuôn thước mà ai cũng nom vào đó mà học theo, làm theo. Đó là những người Thầy toàn diện về trí tuệ đến nhân cách, không màng vinh hoa phú quý, chọn một cuộc sống thanh bần, cốt giữ sự trong sáng trong cách sống.Ngay từ xa xưa, trong suy tư, trong tâm thức, nhân dân ta đã luôn luôn đề cao vai trò của tri thức, đề cao vai trò của cái chữ nên nhân dân ta đề cao luôn vai trò của người thầy. Vì quý trọng thầy mà Nhất tự vi sư, bán tự cũng vi sư, (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy); vì biết công ơn của thầy mà khẳng định chắc nịch: “Không thầy đố mày làm nên”.Chỉ ngần ấy thôi, cũng đủ để chúng ta hiểu: Nhân dân rất coi trọng nghề thầy giáo. Cũng bởi xuất phát từ chỗ nhận thức rõ vị trí của người thầy, mà dân gian đã không quên nhắc nhở học trò lòng yêu kính, biết ơn thầy. Có một câu ca dao rất hay viết rằng:“Muốn sang thì bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”Lòng yêu kính ấy, được biển hiện qua nét ứng xử bằng nhiều cách thức khác nhau, mỗi người chúng ta, ngoài sống có hiếu với cha, với mẹ, còn phải sống có nghĩa đối với thầy. Quan niệm thầy - trò theo nếp này - một cách tự nhiên đã trở thành thứ nghĩa tình cao cả, thiêng liêng trải dài suốt bao đời nay, kết nối thành một sợi dây, tạo nên truyền thống đẹp đẽ của dân tộc: Truyền thống tôn sư trọng đạo. ”Ngày nay, trong chiến lược phát triển của đất nước, trong khi luôn khẳng định: giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta đồng thời luôn khẳng định vai trò, vị trí số 1 của NGHỀ DẠY HỌC VÀ NGƯỜI DẠY HỌC.Những hoạt động tôn vinh Giáo sư Ngô Bảo Châu thời gian qua là một minh chứng cho điều đó. Một lần nữa, chúng ta lại càng thấm thía cách nói của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý ”. Nghề dạy học là nghề cao quý nên nó đòi hỏi người làm nghề dạy học phải là người cao quý.Hơn bất cứ nghề nào khác, tác phong của người thầy giáo, lời nói của người thầy giáo luôn rất cần sự chuẩn mực cần phải có của người hành nghề dạy học. Chọn nghề dạy học tức có nghĩa là chọn một cách sống mẫu mực để có thể là “tấm gương” cho học sinh noi theo.Khi giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu thì người thầy giáo làm công tác giáo dục cũng phải chuyển động, phải thay đổi để sao cho có tác dụng tương hỗ, tích cực đến hiệu quả đào tạo một cách toàn diện theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Người Thầy luôn luôn phải nhìn lại với chính mình để không phải bật ra khỏi bản thân, ra khỏi cái “ngã” của người Thầy chân chính mà kịp quay về đúng với vị trí của mình, đúng với “chỗ đứng” tốt đẹp mà xã hội hằng ngưỡng mộ và tôn vinh …Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang trở thành một mệnh lệnh thiêng liêng nhất trong trái tim nhữngn người thầy giáo chân chính.Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà giáo dục lớn của Việt Nam, Ngưòi đã để lại một di sản tư tưởng rất quý giá. Trong kho tàng quý báu đó, có một vấn đề mà người hết sức quan tâm, đó là, vai trò và phẩm chất của người thầy giáo nhân dân trong sự nghiệp giáo dục.Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho nước nhà, là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.Hồ Chí Minh nhấn mạnh: " Không có thầy giáo thì không có giáo dục...không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá". Cho nên trong mọi chương trình, mọi chính sách, tài liệu giáo khoa dù hay đến đâu nếu không có thầy giáo tốt thì không có tác dụng gì với thế hệ trẻ. Người nói:"Thời trước, giáo dục là gõ đầu trẻ để kiếm cơm....Bây giờ nhiệm vụ khác trước, các cô, các chú có nhiệm vụ bồi dưỡng công dân... mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, đào tạo lớp người cán bộ mới".Phát biểu tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội(10/1964) Người nói: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa Xã hội được. Vì vậy nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sữa chữa".Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của người thầy giáo, Hồ Chí Minh đòi hỏi trước hết người thầy giáo phải cải tạo tư tưởng bản thân mình: "Trước hết phải tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch còn sót lại...và cần xây dựng tư tưởng dạy học để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân".Để xứng đáng với danh hiệu "Người kỹ sư tâm hồn","người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, mỗi người thầy giáo phải không ngừng học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo, thực sự vừa "hồng" vừa "chuyên". Để làm được như vậy thì "giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiện vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước. Phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo con em, cải tạo xã hội.Để nâng cao chất lượng dạy và học - quán triệt quan điểm của Mác- Lênin "bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục", Hồ Chí Minh cho rằng: "Người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình- Người huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rồi thì người đó là dốt nhất".Trong giáo dục học sinh, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến phương pháp giáo dục đạo đức. Theo Người "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền". Thật vậy, thầy cô giáo là những người đi khai sáng trí tuệ, mở mang tri thức, đem đến cho học sinh một tâm hồn cao đẹp, lành mạnh, trong sáng và tiến bộ.Người nói" Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu". Một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người. Ngược lại một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo.Người còn nói :" Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ, vì vậy sự học tập ở nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà".Về quan hệ Thầy- Trò, Hồ Chí Minh lưu ý phải có quan hệ dân chủ đúng đắn: "Trong trường cần có dân chủ, đối với mọi vấn đề thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có vấn đề gì đều thật thà phát biểu, điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt, dân chủ nhưng trò phải phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải "Cá đối bằng đầu". Trong quan hệ thầy trò phải có tính hai chiều, phải tạo được tính dân chủ trong học tập nhưng không phải dân chủ quá trớn. Người nhắc lại câu "giáo bất nghiêm, sư chi đoạ", (dạy không nghiêm túc, không đến nơi đến chốn là do thầy lười nhác). Vì vậy để nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học thì thầy giáo phải rèn luyện mình thêm trong thực tiễn đấu tranh của xã hội, tiếp thu lấy chất lượng sống ở đó mà truyền lại cho thế hệ trẻ: "Thầy giáo và học trò, tuỳ hoàn cảnh và khả năng cần tham gia vào những công tác xã hội ích nước lợi dân, Những kiến thức thực tiễn đó mới thật là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng thế hệ đang lớn lên.Cuộc vận động lớn của Đảng: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là dịp để mỗi chúng ta thấm nhuần hơn tư tưởng của người, biết rõ và khâm phục hơn hơn mỗi hành động, việc làm nhân nghĩa của người. Với tư cách là một người đồng nghiệp, những người làm công tác giáo dục càng ra sức học tập và vận dụng thật tốt tư tưởng. tấm gương đạo đức của Người để ngày càng vững vàng trên bục giảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng phát triển sự nghiệp cách mạng nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng.Với thiên chức của mình, để xây dựng văn hóa học đường thì chính các thầy cô chúng ta trước hết phải làm gương, phải là hình mẫu, từ những việc nhỏ nhất. Chúng ta cấm học sinh chạy xe trong trường thì thầy cô phải xuống xe dắt bộ qua cổng; chúng ta vận động học sinh nhặt rác bỏ vào thùng thì thầy cô phải có ý thức thường trực vệ sinh môi trường; chúng ta yêu cầu học sinh mặc đồng phục đến trường thì thầy cô cũng phải ăn mặc lịch sự, đứng đắn; chúng ta yêu cầu học sinh lễ phép thì chính thầy cô phải lịch sự, tôn trọng với nhau và với học sinh; chúng ta kêu gọi học sinh siêng năng học tập thì thầy cô phải không ngừng trau dồi kiến thức để truyền đạt cho học sinh nhiều điều mới mẻ; nếu kỷ luật học sinh cãi vã, đánh nhau thì cũng cần phải nghiêm khắc kiểm điểm chính mình những khi nặng lời với học.Có như vậy chính thầy cô mới có sức hút, mới tạo ra sự lan tỏa trong học sinh để các em có nhận thức đúng đắn với người thầy nói riêng và về những điều tốt đẹp trong xã hội nói chung, từ đó mới tự giác thực hiện.Chúng ta đang ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nên chăng, trong phạm vi nhà trường, cần đề ra nội dung “học tập và làm theo tấm gương các thầy cô”, bên cạnh các phong trào khác. Đó không chỉ tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh trong học đường mà chắc rằng, chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi lớn về chất lượng và hiệu quả giáo dục.Về vai trò của người thầy, vai trò là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, phải được thể hiện đồng bộ trên cả 3 mặt:- Hình thành tri thức mới (mới đối với người học).- Rèn luyện phương pháp tư duy (tư duy độc lập, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo - một điểm đang yếu trong giảng dạy hiện nay).- Bồi dưỡng tâm hồn trong sáng (bao hàm cả việc giáo dục lý tưởng, lẽ sống, đạo đức) cho các em. Phải “chắp cánh” ước mơ cho các em bay cao, bay xa...Trong mỗi bài giảng, đều nhất thiết phải có được cái mới trên những mức độ khác nhau để đạt được yêu cầu về cả 3 mặt đó. Tri thức mới, như “vật liệu xây dựng”. Phương pháp tư duy tựa như “cách thiết kế ngôi nhà”. Chỉ có vật liệu mà không biết cách làm thì cũng như không. Song, nếu có vật liệu, biết cách xây dựng, mà không chịu (muốn / dám / say mê) làm thì cũng vô dụng; nghĩa là không có tâm hồn hay tâm hồn bệnh hoạn, méo mó thì cũng hỏng.Trong 3 mặt trên, xét về tầm quan trọng của yêu cầu giáo dục, thì bồi dưỡng tâm hồn là cái “gốc”, bởi vậy nên chúng ta mới đề ra khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”. Và “học lễ” thông qua “học văn”, bởi “văn dĩ tải đạo”, nghĩa là thông qua dạy chữ dạy người. Đương nhiên không phải sống sượng “lắp ghép” 3 mặt với nhau. Thực hiện tốt yêu cầu của cả 3 mặt đó đòi hỏi người dạy phải có nghiệp vụ và năng lực, năng khiếu sư phạm nhất định. Chính vì vậy mà sư phạm không chỉ là khoa học, mà còn là nghệ thuật.Trong ba mặt này, thực hiện yêu cầu của mặt thứ ba là khó nhất, nó đòi hỏi người thầy phải thực sự là thầy, bởi “chỉ bằng nhân cách người thầy tác động vào nhân cách người học mới là bản chất đích thực của quá trình giáo dục”. Người thầy không được phép khuyên nhủ học trò “Hãy làm những điều thầy nói, chớ làm những điều thầy làm” (Fais ce que je dis, ne fais pas ce que je fais).Nói đúng và làm đúng là điều kiện cần và đủ của người thầy. Nếu chỉ nói mà không làm, nghĩa là chỉ “rao giảng” đạo đức mà bản thân người thầy không “hành” đạo đức (nghĩa là ông thầy chỉ là kẻ đạo đức giả) và không “tổ chức” cho học sinh rèn đạo đức (“Trăm năm tụng niệm Như Lai, Không bằng lượm một cành gai giữa đường”) thì chẳng khác nào “đem cái bất lực ra mà hành động” (Marx).Victor Hugo đã nói: “Trước trí tuệ siêu việt, ta cúi đầu bái phục; trước lòng tốt cao cả, ta quỳ gối tôn thờ”. Để có thể tác động tích cực tới nhân cách của trò, để trò có thể coi thầy như “thần tượng”, thì - theo lời chỉ dẫn của Victor Hugo - người thầy vừa phải có trí tuệ, vừa phải có tấm lòng, bởi: “Trong giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách của nhà giáo dục (K.D.Usinxki).Trong tiến trình giúp các em rèn luyện nhân cách, có lẽ lời khuyên của đương kim Tổng thống Pháp là có ích đối với mỗi thầy, cô giáo chúng ta: “Giáo dục, tức là tìm cách dung hòa hai vận động trái chiều nhau: một đằng là giúp cho từng em tìm ra con đường riêng thích hợp, và một đằng là dạy cho các em những điều mà mỗi chúng ta tin là chân, thiện, mỹ.” Trước ngưỡng cửa của cơ chế thị trường, báo chí đã khá nhiều lần đề cập đến tình trạng suy thoái đạo đức và phẩm chất của một số giáo viên - và cho rằng họ không xứng đáng với những gì xã hội tin cậy, gửi gắm. Hiện tượng trên là điều có thật, song không hẳn là phổ biến. Bởi lẽ, dưới mái trường này, trên mảnh đất quê hương Cát Ngạn yêu dấu này, vẫn không thiếu hình ảnh những người thầy, người cô đã, đang và sẽ Tất cả vì học sinh thân yêu.Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế tri thức, nghĩa là nền kinh tế dựa vào tri thức mà phát triển. Xây dựng nền kinh tế tri thức không thể không trân trọng Nghề dạy học, không thể không trân trọng Người dạy học.Đó chính là cơ sở chắc chắn nhất cho những người đang làm nghề dạy học của chúng ta càng thêm tin tưởng để mà yêu Nghề, để mà yêu Người.Đó cũng chính tương lai cho việc chọn trường của các bạn trẻ biết nhìn xa, trông rộng, không vì những sự thường tình của bài toán thu nhập hiện nay.Còn chúng ta, vẫn giữ trọn niềm tin yêu rằng: nhân dân ta đã, đang và sẽ mãi nối tiếp, giữ gìn truyền thống tôn sư trọng đạo. Và luôn luôn hy vọng, chờ trông ở “những kỹ sư tâm hồn”.Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin được gửi tới các thầy cô giáo và gia đình các thầy cô cùng những người có mặt tại đây lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Chúc mọi người sức khoẻ, bình an, hạnh phúc, may mắn và thành công !Chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi, nuôi dưỡng những ước mơcao đẹp!
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
sen_bo_hung
Moderator
Moderator
sen_bo_hung


Chỗ ở hiện nay : Hà Nội
Posts : 87
Points : 128
Thanked : 14
Tham Gia Từ : 24/11/2010

DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM    DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  EmptyFri 26 Nov 2010, 11:06 am

dài quá chú em ah! đọc sao hết nổi?
Về Đầu Trang Go down
songlamemdem
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
۩۞۩ ♥ ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ ♥۩۞۩
songlamemdem


Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Nơi sinh : Thanh Liên
Chỗ ở hiện nay : Xóm Liên Sơn-Thanh Liên-Thanh Chương-Nghệ An
Posts : 490
Points : 1318
Thanked : 104
Tham Gia Từ : 13/04/2010

DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM    DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  EmptyFri 26 Nov 2010, 11:12 am

thì đó là là bài của thầy Tiến đọc em có viết mô,em cụng chịu,...
Về Đầu Trang Go down
http://thanhchuong3.tk
sen_bo_hung
Moderator
Moderator
sen_bo_hung


Chỗ ở hiện nay : Hà Nội
Posts : 87
Points : 128
Thanked : 14
Tham Gia Từ : 24/11/2010

DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM    DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  EmptyFri 26 Nov 2010, 11:18 am

hahahahaha! nói chung cũng cảm động đấy!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM    DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
DIỄN VĂN NHÂN KỈ NIỆM 28 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
» Nhận đặt áo đồng phục cho nhóm,lớp,diễn đàn...đây!
» NHẬT KÝ MẶN ĐẮNG CỦA CON CÔ GIÁO BỊ LŨ CUỐN TRÔI!-HÃY XEM NGAY
» Gửi lời chúc tới các chị em nhân ngày 20-10
» Nhận điểm thi Đại Học – Cao Đẳng ngay khi có kết quả

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 :: CÂU LẠC BỘ HỌC TẬP :: Khoa học xã hội và nhân văn-
Chuyển đến